Skip to main content

Vỏ Bánh Mì Que: 15 Địa chỉ mua Uy tín, Giá rẻ nhất

1.540 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Bánh mì que – món ăn đường phố nổi tiếng du nhập vào VN từ nhiều thập kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên phong độ. Một trong những nét đặc biệt làm nên thành công của món ăn này là nhờ lớp vỏ bánh mì que thơm giòn. Được làm theo công thức đặc biệt chinh phục vị giác của bất cứ người thưởng thức nào. 

1. Chiếc bánh mì que có nguồn gốc từ đâu?

Nhiều người vẫn khá ngạc nhiên khi biết bánh mì que là món ăn có xuất xừa từ nước ngoài. Một số địa chỉ bán nổi tiếng như Hải Phòng, Đà Nẵng thực ra cũng chỉ kế thừa, biến tấu lại theo khẩu vị của người Việt Nam. 

Loại bánh này có nguồn gốc từ nước Ý,  xuất hiện vào năm 1679 tại một cửa hàng nhỏ ở thành phố Lanzo Torines, phía Đông Bắc Italy. Món ăn này không quá nổi tiếng cho đến khi xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng của nước Pháp. Vai trò lúc bấy giờ là loại đồ ăn nhẹ/món khai vị, thậm chí còn được bày biện bắt mắt như là một món ăn “biểu tượng” của nhà hàng. Dần dần cả nước Pháp, Italy, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á đều biết đến và ưa chuộng món ăn này. 

Nguồn gốc

Thuở ban đầu, khi mới xuất hiện, chiếc bánh mì que được chú ý bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn, khác biệt. Phần thân thon dài khoảng 30cm với nhân làm từ thịt bò bằm sốt với cà chua (một loại nước sốt spaghetti nổi tiếng của người Ý). Khi du nhập sang phương đông , phần nhân này đã được biến tấu theo khẩu vị và cách ăn của từng vùng miền. Ví dụ như đến Việt Nam đã trở thành món bánh que Đà nẵng với lớp vỏ giòn rụm kẹp cùng nhân pate thơm lừng, hay bánh mì cay sốt ớt chí chương đỏ Hải Phòng mới chính là hương vị thân quen nhất!

✦✦✦ THÔNG TIN THÚ VỊ VỀ: Xe bán bánh mì que

2. Công thức làm vỏ bánh mì que cực đơn giản tại gia

Qua thời gian, điều làm nên nét đặc trưng điển hình của chiếc bánh này chính là phần vỏ vàng giòn thuôn dài. Hình dáng nhỏ nhắn này chính là biểu tượng phân biệt nó với các loại bánh khác.

Nguyên liệu

2.1 Nguyên liệu

  • Bột mì
  • Men nở
  • Bơ lạt
  • Sữa tươi
  • Đường
  • Muối
  • Các nguyên liệu khác

2.2 Cách làm

  • Bước 1: Trộn bột

Chuẩn bị 1 chiếc tô lớn, khô ráo, đổ toàn bộ 500 gram bột mì vào bên trong. Dùng ngón tay trỏ tạo 1 cái lỗ ở chính giữa núi bột, đổ vào đó 12 gram men nở, 1 thìa đường, 5 gram muối. Lấp lại lỗ bằng bột, đồng thời đổ từ từ đến hết 180ml sữa tươi không đường vào hỗn hợp. Dùng tay xới nhẹ cho phần sữa và bột hòa trộn thành 1 khối. 

Trộn bột

  • Bước 2: Nhào 

Dùng 1 tay giữ thành bát, tay còn lại nhào hỗn hợp sữa bột vừa trộn đến khi hết dính (lưu ý có thể đổ thêm sữa hoặc rắc thêm bột mì nếu cảm thấy hỗn hợp quá khô/ướt). Nhào theo 1 chiều để cho khối bột có kết cấu mịn dần, thêm vào đó 40 gram bơ nhạt. Tiếp tục nhào đều tay để hạn chế các cục bột bị vón dính. Đến khi nhấc được bột ra mà không dính vào thành bát nữa là được. Kiểm tra bằng cách lấy 1 miếng bột kéo thành màng mỏng, khi kéo màng dẻo không bị đứt rách, có thể nhìn xuyên là đã đạt chất lượng. 

  • Bước 3: Ủ 

Lấy 1 chiếc tô sạch khác, quét 1 lớp dầu ăn mỏng xuống đáy và cho khối bột dẻo vừa nhào vào. Sử dụng khăn sô mỏng sạch để bọc kín miệng bát. Đặt ở nơi khô ráo trong vòng 1,5h để bột nở to hơn

Ủ bột

  • Bước 4: Tạo hình lớp bỏ

Khi ủ xong sẽ thấy bột nở to, dùng ngón tay cái ấn lên bề mặt, nếu không đàn hồi là bột đã nở thành công. Lấy toàn bộ ra ngoài, tiến hành nhào sơ bằng tay cho bột lấy lại độ dẻo dai. Dùng 2 lòng bàn tay cán bẹt phần bột vừa nhào, gấp mép, cuộn từ từ thành một khối hình trụ dài có chiều dài từ 4 – 5cm. Dùng tay nặn khối bột nhỏ vừa cán thành những hình dài – 30cm thon dần về 2 đầu. Làm tương tự với các khối còn lại, xếp hết tất cả ra khay nướng ủ lần 2 (khoảng 30′). 

  • Bước 5: Nướng vỏ bánh

Đánh tan lòng đỏ trứng, dùng chổi quết đều phần lên bề mặt bánh, xịt thêm 1 lớp dầu pam hoặc dầu ăn. Sau đó, đem đi nướng trong lò. Để khay bánh lên tầng trên cùng của lò, bên dưới để 1 khay nước làm bằng thủy tinh chịu nhiệt (Làm vậy để bánh nướng ra không bị khô).

Nướng bánh

Đóng lò và nướng trong khoảng 15′ ở nhiệt độ 250 độ. Sau khoảng 8′ bạn tạm dừng và lấy bánh ra, tiếp tục quết trứng lên bề mặt cho vàng đều. Để lại khay vào lò và nướng nốt. Bánh chín có mùi thơm, màu vàng đẹp, bên ngoài giòn, ăn cực kì nịnh miệng. 

✘✘✘ PHẢI BIẾT: Cách bảo quản bánh mì que Hải Phòng

 3. Một số công thức nhân ăn kèm vỏ bánh mì que siêu đỉnh

Đã có lớp vỏ hoàn hảo, tại sao chúng ta không thử kết hợp một số công thức nhân bánh siêu thơm, siêu béo nhỉ? Note lại 3 cách ăn cực đưa miệng nhé!

3.1 Nhân pate truyền thống

Gọi là nhân pate truyền thống bởi đây là bước đánh dấu quan trọng, là thành quả của việc du nhập của bánh mì que vào Việt Nam . Cách ăn rất đơn giản,  chuẩn bị 1 hộp pate gan thơm lừng, thêm 1 miếng bơ nhạt. Bắc chảo đun chảy bơ và cho vào đó 2 thìa pate. Đảo đều cho bơ ngấm vào phần thịt, nước mỡ thịt chảy ra quyện với mùi bơ thơm béo đậm đà chỉ ngửi thôi đã thấy thèm.

nhân pate

Kế đó, lấy 1 chiếc vỏ bánh đã làm sẵn, dùng dao rạch cào phần cạnh bánh (không rạch đôi bánh thành 2 phần). Dùng 1 chiếc thìa nhỏ, phết pate bơ vào trong lòng bánh kẹp lại và thưởng thức. Sẽ ngon hơn khi ăn với tương ớt chưng sẵn, bạn cũng có thể tự làm pate với thịt và gan lợn xay tại nhà để phù hợp khẩu vị nhé. 

3.2 Nhân bơ sữa

Chắc chắn những ổ bánh mì chấm sữa đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều người. Bây giờ, phần nhân trong công thức này khi ăn với vỏ bánh mì que sẽ được nâng cấp khi thêm bơ, lòng đỏ trứng. Bạn đun chảy bơ và sữa đến khi sôi liu riu thì tắt bếp. Trộn đều lòng đỏ trứng với đường, bột ngô. Thêm từ từ hỗn hợp sữa bơ vừa đun vào tô trứng bột ngô. Khi đổ kết hợp dùng spatula đánh cho 2 hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Bắc chảo và đổ hỗn hợp vừa rây vào nồi đun, kết hợp quấy đều tay theo 1 chiều đến khi hỗn hợp keo mịn có mùi thơm thì tắt bếp. Quét phần nhân bơ sữa vào lòng bánh và thưởng thức. Đảm bảo đây sẽ là một món ăn vặt thơm ngon cực kì nịnh miệng đấy nhé!

Nhân bơ sữa

3.3 Nhân chà bông phô mai

Chà bông phô mai từ lâu đã là một sự kết hợp vô cùng hợp lý, ngon miệng. Bạn cũng có thể ăn kết hợp với phần vỏ để cho ra hương vị mới lạ ngon không kém những món ăn đường phố. Đối với cách ăn này, bạn chỉ cần mua sẵn nguyên liệu tại cửa hàng, đem về chế biến chỉ trong 5′. 

Kẹp chà bông đã mua vào lòng bánh, thêm vào đó pho mai mozzarela, quay bánh trong lò vi sóng khoảng 3′. Bạn cũng có thể áp chảo các mặt bánh cho giòn và phô mai chảy ra. 

4. Những địa chỉ bán sỉ vỏ bánh mì que sẵn có ngon chất lượng

Hiện nay, nhiều cơ sở đã làm sẵn và bán sỉ vỏ bánh mì que cho các quán kinh doanh. Đây cũng là một hình thức khá hay khi đáp ứng được nhu cầu của cả 2 bên. Tuy nhiên, không phải cơ sở phân phối sỉ lẻ nào cũng cho ra thành phẩm chất lượng. Tham khảo 1 số địa chỉ uy tín mà chúng tôi recommend dưới đây nhé

Địa chỉ bán vó bánh

  • Bánh que Zoka: số 10 Trần Huy Liệu, Ba Đình, Hà Nội hoặc 25 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bán Pháp – 115B5 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
  • Bánh mì Đà Nẵng – Xa La, Hà Đông, Hà Nội
  • Hệ thống Cường Thịnh 
  • Đại lý bánh kẹp nổi tiếng như: KFC, McDonald’s, Burger King,… 
  • Các hệ thống siêu thị: BigC, Vinmart, Lotter mart, Aeonmall,… 

Qua bài viết trên, bạn đã biết cách làm vỏ bánh mì que thơm giòn chuẩn vị chưa? Comments để cho chúng tôi biết về trải nghiệm khi thực hiện các công thức của bạn nhé! Đừng quên follow để biết thêm nhiều công thức nấu ăn mới lạ hơn nữa nhé!

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan