Skip to main content

Cách sử dụng máy vặt lông gà: Đúng cách, Bền lâu, An toàn

33 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn biết cách sử dụng máy vặt lông gà chuẩn, chỉnh gia tăng tuổi thọ, vận hành trơn tru chưa? Dùng không đúng cách hoặc sai quy trình sẽ gây ra nhiều vấn đề không đáng có. Vì vậy, hãy nghiên cứu các chỉ dẫn sau và tiến hành lần lượt nhé!

1. Máy nhổ lông gà – Thiết bị nhổ lông gia cầm số 1 hiện nay

Nhiều chị em, thậm chí cả anh em đều phải “đánh vật” với việc vặt lông gà, vịt,… Những hộ kinh doanh gia cầm còn phải đối mặt với vấn đề lớn hơn thế! Khách ra vào nối đuôi nhau, nhân viên lộn xộn, người thì nhúng nước, người thì vất vả nhổ lông gà để còn giao cho khách.

Máy nhổ lông gà vịt

Nắm bắt tình hình đó, xưởng chuyên thiết bị bếp đã cho ra mắt dòng sản phẩm cực ưu việt. Đó chính là siêu phẩm máy vặt lông gia cầm cao cấp. Sản phẩm này mang đến những lợi ích gì?

  • Cải thiện năng suất: Thông thường, mỗi lần bạn chỉ làm được 1 con, mất 15-20 phút. Thế nhưng, máy có thể làm sạch 1-10 con chỉ trong 20-50s. Đây là thông tin khó có thể tin được. Tuy nhiên, đó chính là số liệu được đo thực tế tại các đơn vị chuyên cung cấp gia cầm. 
  • Tiết kiệm chi phí: Do năng suất vượt trội nói trên, bạn đâu cần phải thuê nhân công để đáp ứng công việc? Chỉ cần 1 người vận hành máy là đủ. Hơn nữa, máy sử dụng công suất không lớn nên cũng rất tiết kiệm điện. 
  • Mô hình kinh doanh chuyên nghiệp: Sở hữu thiết bị này, quy trình sơ chế của hộ nuôi trở nên sạch sẽ hơn. Từ đó, mô hình kinh doanh sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.
  • Gia tăng thu nhập: Thu nhập tỉ lệ thuận với năng suất đạt được. Vì vậy, với khả năng phục vụ hàng trăm loại gia cầm/ngày, chắc chắn đơn hàng sẽ “nổ” liên tục. Không chỉ vậy, chủ hộ còn có khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng có nhu cầu lớn. Vì quy trình của bạn đã trở nên hiện đại và uy tín hơn rất nhiều.  

2. Hướng dẫn cách sử dụng máy vặt lông gà hiệu quả nhất

Thiết bị có cấu trúc khá đơn giản với vài bộ phận thiết yếu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự lắp đặt thì phải thực sự chú ý khi thực hiện. Tiến hành theo các chỉ dẫn cụ thể sau đây để đảm bảo an toàn.

Cấu tạo máy nhổ lông gà

2.1 Chuẩn bị nguồn điện và nước 

Để lắp đặt thiết bị vận hành trơn tru, bạn cần sử dụng nguồn điện thích hợp. Bên cạnh đó, đặt cạnh nguồn cấp nước ổn định nhưng cần có sự khô ráo nhất định. 

  • Chuẩn bị nguồn điện: Sử dụng điện áp 220V/50Hz của gia đình như bình thường. Vì vậy, nên lắp thêm aptomat riêng để thiết bị tự động ngắt nếu xảy ra sự cố. 
  • Sắp đặt nguồn nước: Máy vặt lông vịt gà có ống tiếp nước được quấn trên thành khoang chứa. Do đó, bạn cần chuẩn bị 1 ống có đường kính tương đương để nối với nguồn nước. Lắp thêm van xả để thuận tiện cho việc đóng, mở. Chú ý đặt nguồn nước xa nguồn điện, tránh gây chập mạch.

2.2 Lắp đặt

Trước hết, nên check lại toàn bộ máy cùng các phụ kiện đi kèm. Xem thân máy có bị biến dạng hay dây điện có đoạn nào rò rỉ hay không để xử lý. Sau đó, bạn đặt máy vào vị trí đã định tại khu vực khô ráo. Yêu cầu là mặt phẳng, không gồ ghề hay có vật nào gây bấp bênh. 

  • Lắp hệ thống điện: Gồm 1 chấu cắm điện 3 chân, cầu dao và hòm bảo hiểm. Ngắt cầu dao, sau đó nối bảng hệ thống với nguồn điện của gia đình. Thiết lập kết nối với máy và bật lên, chạy thử.
  • Lắp đặt ống nước: Nối tiếp 2 đường ống nước với nhau. Lắp van đóng mở để chủ động hơn trong công việc.

Lắp đặt điện cho máy gà

2.3 Quy trình vận hành

Quá trình làm gà thông thường như nào thì khi sử dụng máy cần trải qua những bước tương tự. Điều khác biệt duy nhất là bạn không phải động tay vào nhổ lông và thời gian được rút ngắn.

B1: Kiểm tra nguồn điện, nước

Kiểm tra lại tất cả các mối nối, đồng thời bật máy test ngay bước đầu xem có rung lắc hay gặp sự cố gì hay không. Thêm nước và kiểm tra khoang xả lông, nếu tắc nghẽn thì cần xử lý ngay. Máy hoạt động ổn thì bạn ngắt điện và thực hiện các bước sau. 

B2: Sơ chế gia cầm

  • Trong thời gian chờ đợi nồi nước sôi hãy nhanh tay chọn và cắt tiết gà.
  • Cầm 2 chân và nhúng toàn thân vào nồi nước sôi. Sau đó đổi chiều và nhúng chân. Không nên ngâm quá lâu, khiến da dễ bị trầy xước. 

B3: Tiến hành

  • Bật công tắc cho máy chạy rồi thả gia cầm vào trong. Tùy theo dung tích mà để số lượng tương ứng. Chỉnh tốc độ hợp lý, tránh để nguyên liệu văng ra bên ngoài. 
  • Mở van nước để rửa gà sạch ngay trong lồng, loại bỏ hết lông dính trên bề mặt. Nếu là vịt thì bạn để khoảng 1-2’’, Còn gà khoảng 30-50s là được nhé!

Nhổ lông gà bằng máy

B4: Vệ sinh 

  • Làm sạch lông tơ còn dính trên gia cầm. Sơ chế theo mục đích cần thiết rồi đóng gói và giao tới tay khách hàng.
  • Về phần máy, nếu không dùng tới thì bạn xả nước trực tiếp cho sạch toàn bộ cặn bẩn.

3. Lưu ý cần biết để sử dụng máy vặt lông gà an toàn, tiết kiệm

Sử dụng máy nhổ lông tuy không khó nhưng khá dễ mắc sai lầm. Đặc biệt là những hộ nuôi chưa có kinh nghiệm hoặc mới sử dụng lần đầu. Ngoài các bước vận hành kể trên thì nên chú ý thêm những điều này. 

Lưu ý khi sử dụng máy nhổ lông gà

3.1 Sử dụng số lượng gà vịt vừa phải

Mỗi khoang chứa đều được sản xuất với định lượng và dung tích nhất định. Vì vậy, bạn không thể dùng vượt quá quy định này. Ví dụ, với loại 50cm, mỗi đợt chỉ làm được 1-2 con gà. Thế nhưng, người bán muốn nhanh hơn mà cho vào tới 3-4 con/ lượt quay. Vậy hậu quả là gì? Lông không sạch, gà văng ra ngoài, mâm xoay bị kẹt,… Thậm chí còn có thể làm cháy động cơ. Chắc chắn bạn không muốn dùng máy vài ngày lại phải mang đi bảo dưỡng phải không nào?

3.2 Vận hành theo đúng các bước

Có một số cá nhân không test máy mà chỉ nhúng gà, cho vào lồng rồi bật công tắc. Thời điểm này bạn mới nhận ra vấn đề là máy không hoạt động, khoang xả bị tắc nghẽn. Điều này dẫn tới công việc bị trì hoãn, lỡ hẹn với khách. Nguy hại hơn là còn ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Do đó, hãy thực hiện lần lượt theo chỉ dẫn, không thay đổi, lược bớt hay đảo lộn các bước.

3.3 Nhớ nhúng gà trước khi cho vào máy

Lực quay của mâm xoay khá mạnh. Đây chính là cơ chế khiến lông được tuốt khỏi da nhanh hơn. Bạn không nên nhúng gia cầm vào nước đang sôi, khoảng 70 độ là mức nhiệt hợp lý. Ngâm quá lâu sẽ khiến gà bị tróc da và gây thêm nhiều vết rách nếu cho vào máy. Không nhúng nước sôi thì chắc chắn bạn dùng máy gì cũng khó mà làm sạch lông con vật này. 

Nhúng gà

3.4 Không sử dụng khi máy có dấu hiệu lạ

Nếu test máy và thấy phát ra tiếng kêu lọc cọc, lắc mạnh thì hãy xử lý ngay lập tức. Tốt nhất hãy liên hệ bộ phận kỹ thuật của nhà cung cấp vì cần người có chuyên môn cao. Bởi vì, tự ý tháo lắp xong gây hỏng hóc nặng nề hơn thì bạn sẽ không được bảo hành. Hơn nữa, sửa chữa vấn đề 1 cách triệt để luôn tốt hơn rất nhiều.

4. Mẹo bảo quản máy vặt lông gà được bền lâu

Đồ đạc nào cũng cần sự “chăm sóc ân cần” từ người chủ. Vì vậy, nếu bạn không muốn tốn chi phí thay sản phẩm mới thì hãy bảo quản máy móc thật tốt. 

4.1 Vệ sinh đều đặn hằng ngày

Đây là phần việc bắt buộc phải làm sau mỗi buổi bán. Vệ sinh toàn bộ máy từ trong ra ngoài giúp thiết bị luôn tinh tươm như mới. Bên cạnh đó còn đảm bảo vệ sinh cho những lần sử dụng sau. Trong quá trình vận hành thì bạn đặt máy nơi ít người qua lại.

Vệ sinh máy nhổ lông gà

4.2 Bảo dưỡng, thay phụ kiện định kỳ

Núm cao su để vặt lông vịt thường sẽ bị mòn sau 4-5 tháng sử dụng. Vì vậy, hãy thay định kỳ để đảm bảo hiệu suất. Hơn nữa, bảo dưỡng và tra dầu cho động cơ cũng là vấn đề cần được chú ý. Ngay khi thấy hiện tượng lông không nhổ không kỹ thì hãy kiểm tra các linh kiện ngay nhé!

Mong rằng cách sử dụng máy vặt lông gà được mô tả trên đây sẽ hữu ích với bạn. Không nên lơ là các quy trình này trong vận hành kinh doanh của bạn. Quan tâm tới các thiết bị sẽ khiến chúng “tận tụy” với công việc hơn đấy! 

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan