Skip to main content

Cấu tạo máy hút chân không công nghiệp siêu chi tiết A- Z

20 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (2 bình chọn)

Nhìn vào cấu tạo máy hút chân không công nghiệp, bạn sẽ vỡ lẽ tại sao thiết bị này lại được người dùng săn đón nhiệt tình đến vậy. Và đó chỉ là “phần cứng” thôi nhé, nếu zoom vào công năng, chắc chắn bạn sẽ còn trầm trồ hơn.

cấu tạo máy hút chân không qh

1. Cấu tạo máy hút chân không công nghiệp: 10+ bộ phận thiết yếu

1.1 Thành máy

Thành máy là chi tiết bao quanh, ôm lấy khoang chứa cũng như các linh kiện bên trong. Chúng có mặt cắt ngang cực vuông vắn, bên ngoài được hoàn thiện bằng inox 304. Phủ thêm 1 lớp sơn tĩnh điện có tone ghi nhạt trông cực thanh nhã.

thành máy hút chân không

Ngoài vai trò bảo vệ, định hình phom dáng của thiết bị thì thành máy còn là nơi nâng đỡ các chi tiết neo đậu phía trên như: buồng hút, bảng điều khiển, khe tản nhiệt, bơm chân không…vv

1.2 Nắp máy

Nếu không có sự hiện diện của chi tiết này thì quá trình đóng gói sẽ không thể diễn ra. Chúng được xem là tấm áo giáp có vai trò ngăn cách, tách biệt môi trường ngoài với bên trong buồng hút.

nắp máy hút chân không

Đường viền nắp được xử lý rất hoàn hảo với phức hợp gờ ăn khớp siêu khít với phần miệng của buồng hút. Do được hoàn thiện bằng chất liệu nhựa mica trong suốt, bạn có thể theo dõi sát sườn quá trình đóng gói từ bên ngoài.

1.3 Buồng hút

Buồng hút chính là không gian chứa đựng túi cần đóng gói. Đây cũng là nơi diễn ra hoạt động loại bỏ khí và hàn mép bao bì để hoàn thiện thành phẩm. Buồng hút thường có kết cấu hình chữ nhật, thể tích có độ dao động lớn tùy vào size máy.

buồng máy hút chân không công nghiệp

Chúng được giới hạn bởi 2 thành bên của thân máy, phần mặt sàn, kết cấu nắp máy phía trên. Đặc biệt, bộ phận này có mối liên đới hoặc bao hàm nhiều chi tiết khác như: thanh hàn, bơm hút, …vv

1.4 Thanh hàn

Như đã nhắc đến ở trên, thanh hàn nằm gọn trong cấu trúc của buồng hút. Chúng thường tồn tại thành cặp, nằm đối diện và song song nhau, vuông góc với mặt tiền của thiết bị. Về bản chất, đây là thanh làm bằng hợp kim dẫn điện tốt có bề ngang dao động từ 0,8-1cm.

thanh hàn nhiệt máy hút túi chân không

Ngay phía dưới chúng có bộ phận gia nhiệt giúp làm nóng thanh hàn khi chuyển sang chế độ đóng gói. Khi có nhu cầu hàn hút, chỉ cần cho bao bì vào trong buồng chứa. Sau đó, để miệng túi chườm lên thanh hàn đúng chỗ cần gia cố lại thì khi hoàn thiện, vị trí này sẽ được làm khít tuyệt đối, tạo hình siêu đẹp mắt.

1.5 Dải ép nhiệt

Nếu không có điểm tựa lực thì chắc chắn thanh hàn không thể phát huy được vai trò đóng gói của mình. Và chi tiết giúp tối ưu hoạt động của thanh hàn không gì khác chính là dải ép nhiệt nằm ở vị trí đối khớp ngay trên nắp đậy. Dải ép nhiệt có kích thước và tạo hình “same same” thanh hàn, chỉ có điều chúng không có khả năng làm nóng.

dải ép nhiệt máy hàn hút chân không

Khi đóng nắp lại thì 2 chi tiết này sẽ áp chặt vào nhau, miệng túi nằm chính giữa. Nhờ vậy mà mối hàn được hình thành rất suôn sẻ và gọn đẹp.

1.6 Điều khiển

Bảng điều khiển được setup ở trung tâm mặt tiền của thân máy. Chúng bao gồm đèn báo nguồn và trạng thái hoạt động nhưng đáng nói hơn cả là các núm control thời gian hàn, hút, nhiệt độ hàn. Nhờ có chi tiết thông minh này mà bạn có thể tăng giảm các thông số tùy vào loại bao bì, mặt hàng đóng gói sao cho phù hợp. Tiến trình hàn hút cũng được kiểm soát sát sao nhờ bộ phận trên.

điều khiển máy hút chân không

Đặc biệt, nếu có sự cố xảy ra thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Vì chúng còn có cả cầu dao ngắt tự động để đối phó với các tình huống phát sinh.

1.7 Khe tản khí

Khe tản nhiệt có tạo hình oval hoặc tròn, chạy thành nhiều dãy song song nhau. Chúng thường được bố trí ở phần hông và thuộc nửa thân dưới của thiết bị. 1 số đại diện còn phân bổ khe tản nhiệt ở cả mặt tiền và sau lưng. Vai trò của chi tiết này là giải phóng lượng khí nóng ứ đọng bên trong thân máy.

khe tản nhiệt máy hút chân không

Lượng khí trên tạo ra do hoạt động liên tục của các linh kiện bên trong. Nếu không được bài xuất ra ngoài, thân máy sẽ tăng nhiệt nhanh chóng, khi đó chập cháy rất dễ xảy ra. Tuy chỉ là 1 chi tiết nhỏ nhưng công dụng của khe tản nhiệt là không thể xem nhẹ.

1.8 Bơm chân không

Hút và hàn là 2 công năng “cắm chốt” của thiết bị đang xét, bơm chân không là bộ phận chính đảm nhiệm 1 trong 2 vai trò này.

bơm chân không

Chúng có phần lõi được làm bằng đồng nguyên khối, bên ngoài gia cố bằng hợp kim chống gỉ. 1 đầu ống dẫn của bơm nối thông với buồng hút. Khi vận hành sẽ rút sạch không khí bên trong, xả ra ngoài để hỗ trợ khâu đóng gói thành phẩm.

1.9 Bánh xe

Dù có chức năng hàn hút tốt đến bao nhiêu mà bất tiện khi cần điều chuyển thì cũng khó để làm hài lòng khách. Tuy nhiên đến cả phương diện này, thiết bị cũng không bị mất điểm vì chúng tích hợp thêm hệ bánh xe siêu linh hoạt ở phía dưới.

bánh xe máy hút chân không

Điều đáng nói là không chỉ di dời nhanh, xoay góc tài tình, bánh xe còn giúp ngăn cách phần thân với mặt sàn, giảm thiểu tác động ẩm lên các chi tiết bên trên.

1.10 Chi tiết khác

Ngoài những thành phần then chốt nói trên, máy hút chân không công nghiệp còn có thêm 1 số chi tiết phụ phần khác như:

vòng đệm máy hút túi chân không

  • Thanh chắn nắp máy: được làm bằng hợp kim, nằm phía trên, với tác dụng giữ cố định vị trí của nắp máy khi ở trạng thái vận hành.
  • Vòng đệm: đây là thành phần được làm bằng chất liệu cao su. Chúng có vai trò bám khớp vào mối tiếp giáp giữa nắp máy và buồng hút để chặn đứng sự xâm nhập của không khí.
  • Lỗ hút: là cầu nối giữa bơm chân không với buồng hút. Nhờ có chi tiết này mà lực hút sinh ra sẽ mạnh hơn, luồng khí rút ra khỏi buồng chứa sẽ có tính định hướng cao thấy rõ.

✖✖✖ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Máy công nghiệp hút chân không QH- 360

2. Nguyên lý vận hành của máy công nghiệp hút chân không

Máy vận hành dựa trên quá trình chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác: cơ năng và nhiệt năng. Cụ thể, khi máy vận hành thì bơm hút sẽ sinh lực cơ học để loại bỏ khí bên trong buồng đốt. Ngay sau đó, thanh hàn sẽ được làm nóng nhờ thanh gia nhiệt phía dưới, làm khít mép túi.

nguyên lý hoạt động máy hút chân không

Tiếp theo, do chênh lệch áp suất, khí bên ngoài tràn vào buồng hút khiến cho bao bì ôm trọn lấy vật chứa bên trong. Lúc này, nắp máy sẽ tự động bật ra để thu hồi thành phẩm.

3. Cách sử dụng máy hút chân không hiệu quả, tiết kiệm điện

Nếu không nằm lòng cách sử dụng thì dù thiết bị có chất lượng “chất” đến mức nào cũng dễ phát sinh hư hỏng. Chính vì vậy, bạn cần ghim lại những thông tin đặc biệt sau đây:

sử dụng máy hút chân không

  • Bước 1: Khảo sát qua tất tần tật các chi tiết máy để xem có bất ổn gì không. Đặc biệt chú ý đến vòng đệm, độ khít nắp, kết cấu thanh hàn và bơm chân không. Nếu không có biến thì bạn có thể bắt đầu đóng gói
  • Bước 2: Cho túi đựng thành phẩm vào buồng hút để miệng túi chườm lên thanh hàn. Sao cho chiều dọc túi vuông góc với chi tiết trên. Vị trí cần gia cố nằm khớp với vị trí của thanh hàn. Sau đó đóng nắp máy để hoàn thiện
  • Bước 3: Khởi động thiết bị và cài đặt chế độ hàn, hút theo nhu cầu. Tiếp đến là theo dõi hoạt động đóng gói qua nắp mica.
  • Bước 4: Sau thời gian cài đặt, nắp máy sẽ bật ra để bạn thu thành phẩm. Hãy vệ sinh buồng chứa bằng khăn ẩm rồi lau khô là xong.

Cấu tạo máy hút chân không công nghiệp đã cho thấy thiết kế “perfect”, không 1 chi tiết thừa. Và đương nhiên với giao diện cực hoàn hảo này thì công năng của chúng cũng rất đáng để bạn cân nhắc.

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan