Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện: Tiết kiệm, Tiện lợi
Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện sẽ cho kết quả “chất” hơn hẳn so với việc nấu bằng nồi than củi truyền thống. Vậy bạn đã từng áp dụng thành công phương thức chế biến này hay chưa?
1. Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện tiện ích cho gia đình
Trong quá trình hoàn thiện món bánh chưng thì sử dụng công cụ hỗ trợ việc làm chín cũng quan trọng ngang ngửa việc tuyển lựa nguyên liệu và gói bánh. Và không cần tìm kiếm đâu xa, chiếc nồi cơm điện quen thuộc có thể “hô biến” món ăn thành thành phẩm siêu chỉ sau 1h đun nấu.
- Luộc bánh số lượng ít
Trừ dịp lễ, tết cần chuẩn bị 5-10 chiếc bánh chưng phục vụ việc dâng hương, bày cỗ thì mỗi gia đình chỉ cần 1 vài chiếc để thưởng thức khi muốn đổi gió.
Vì nồi hoạt động trên quy mô nhỏ, dung tích chỉ khoảng 4-10 lít. Lượng bánh cho vào chỉ chừng 1-4 chiếc nên tốc độ hoàn thiện món nhanh hơn gấp nhiều lần. Nếu bạn luộc như kiểu truyền thống thì cần tối thiểu 10h vì lượng bánh lớn, khâu gia nhiệt không đều và bị phát tán lượng hơi nóng lớn ra ngoài. Trong khi đó, nếu làm chín bánh bằng thiết bị này thì chỉ chừng 60-80 phút là đã ra mẻ.
- Giảm tải công sức trông coi
Nồi cơm điện vận hành auto, không cần đến sự giúp sức của bạn trong khâu gia nhiệt. Vì chúng sẽ tự cung, tự cấp cho tiến trình đun nấu. Bạn không phải đứng kè kè sát bên trong suốt quá trình hoàn thiện món. Khác xa so với việc phải hùng hục tiếp củi lửa 24/7 như cách chế biến thủ công bằng than, củi.
- Đảm bảo chất lượng bánh
Chất lượng bánh khi nấu bằng nồi cơm điện cũng rất ổn. Bánh chín dền, thơm ngon, đậm vị và không ám mùi khói, bụi như phương thức nấu truyền thống.
Điều này là do quá trình gia nhiệt cực đều tay của thiết bị. Ngoài ra, nắp nồi còn siêu kín khít nên không chỉ chín bằng nước. Nguy cơ quá lửa cũng không thể xảy ra vì nồi sẽ tự nhảy chế độ khi chạm đến nền nhiệt lý tưởng nào đó.
➤ ➤ ➤ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN: Bánh chưng cháy
2. Cách luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện đơn giản, dễ làm tại nhà
2.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Gạo nếp Điện Biên: 1kg
- Đậu xanh: 3 lạng
- Thịt ba chỉ: 3 lạng
- Lá dong: 8-10 chiếc (size vừa)
- Lá riềng: 1 mớ nhỏ
- Gia vị cơ bản: dầu ăn, hạt nêm, tiêu, bột canh, mắm…
- Dây buộc
- Nồi cơm điện dung tích 4-8 lít
2.2 Các bước làm
2.2.1 Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp nhặt hết vụn, vỏ trấu và sạn, vo sơ qua 1 lần rồi ngâm ngập nước trong 6-8h cho hạt trương nở và mềm hơn. Tiếp đến là vo lại 2-3 lần rồi xóc cho ráo nước
- Lá đem rửa sạch bằng khăn cotton mềm trên vòi nước chảy. Sau đó, cắt vuông vắn 2 đầu lá dong để tạo hình (chú ý làm đều về kích cỡ của cả 8 chiếc lá gói bánh)
- Lá riềng chỉ tước mỗi phần lá đem giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt đặc. Cho vào 1 thìa nhỏ bột canh, khuấy đều trước khi rưới lên gạo. Đảo đều để gạo thấm đẫm nước riềng và hứng lấy phần nước rớt xuống phía dưới để lặp lại thao tác 2-3 lần. Đến khi gạo được nhuộm màu xanh đậm là được.
- Thịt mua về rửa qua rồi ngâm với nước muối, vớt ra tráng vài lượt nước, xẻ thành bản mỏng có độ dày 1cm. Đem ướp cùng tiêu xay, hạt nêm, bột canh, dầu ăn, mắm cốt 2h trước khi gói bánh
- Đậu xanh đem cán vỡ rồi ngâm nước với thời gian tương tự như gạo nếp. Sau đó, vo kỹ cho nguyên liệu bong hết phần vỏ xanh phía ngoài rồi để ráo. Cuối cùng, thêm 1/2 thìa cafe bột canh rồi trộn đều để hoàn thiện
2.2.2. Gói bánh
- Đặt 2 cặp lá dong nằm chồng lên nhau theo hình chữ thập. Giao điểm của chúng chính là nơi bạn cần cho nguyên liệu vào để gói bánh
- Múc bát gạo cho vào rồi dàn nhẹ cho phẳng ở phần trung tâm. Rải 1/2 bát đậu xanh rồi cho thịt vào rồi phủ thêm đậu xanh với lượng tương đương. Cuối cùng là cho sét bát gạo rồi gói lá dong lại, tạo hình vuông vắn và gia cố bằng dây buộc là xong.
2.2.3 Luộc bánh và thu thành phẩm
- Cho bánh vào nồi, chú ý nếu có thể nên để bánh ở trạng thái nằm dọc (phần cạnh bánh tiếp xúc đáy chứ không phải cả mặt bánh nằm ngang). Tiếp theo là đổ nước xăm xắp rồi khởi động nguồn nồi cơm, bật chế độ Cook để bắt đầu
- Khi nước bắt đầu sôi mạnh và bánh dần chín, nồi sẽ nhảy sang chế độ Warm. Lúc này, bạn khoan hãy bật lại ngay mà ủ trong thời gian 10′. Sau đó mới kéo nồi về chế độ Cook để làm sôi nước trong nồi 1 lần nữa.
2.3 Thành phẩm
- Bánh có hình thức vuông thành sắc cạnh, lá dong chuyển sang màu xanh đục trông cực đẹp mắt. Mở bánh ra bạn sẽ thấy phần vỏ có màu xanh đậm, thơm phức mùi lá riềng. Phần nhân chín đều và chín dền, mỡ trong thịt ba chỉ chảy ra và thấm đẫm phần nhân bánh. Ăn nóng thấy ngầy ngậy, dẻo quạnh và siêu dậy mùi.
3. Bật mí công cụ nồi điện nấu bánh chưng ngon để bán nhanh, tiết kiệm
Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện là ý tưởng cực hay. Vì chúng vừa tiện lợi, vừa nhanh gọn mà chất lượng thành phẩm lại rất ổn. Tuy nhiên do chỉ làm chín với số lượng ít nên chỉ có thể áp dụng trên quy mô gia đình. Còn để hỗ trợ kinh doanh thì công cụ hỗ trợ này thực sự “bó tay”. Đừng lo lắng, đã có 1 thiết bị khác sở hữu công năng cực ưu tú có thể đảm đương chính là nồi điện nấu bánh chưng.
Thiết bị này có hình chữ nhật cực lạ mắt. Sự tương thích về mặt tạo hình này sẽ giúp bạn xếp được nhiều bánh hơn vào lòng nồi. Không những vậy, chức năng gia nhiệt của nồi còn siêu nhanh chuyên nghiệp. Chưa đầy 15′ là nước đã sôi sùng sục. Đó là chưa kể đến sức chứa siêu hoành tráng lên tới vài trăm lít. Vậy nên, bạn có thể làm chín cùng lúc gần 100 chiếc bánh size trung bình.
Thêm 1 lý do khác khiến nhiều chủ kinh doanh muốn gắn bó với thiết bị này. Đó là vận hành cực an toàn với sự hỗ trợ của aptomat ngắt tự động. Đặc biệt, bạn có thể tận dụng khả năng hoạt động bền bỉ của chúng để gia tăng năng suất trong ngày. Ngoài ra, phổ dung tích cũng độ dao động lớn nên dù cửa tiệm của bạn có quy mô nhỏ hay lớn thì cũng đều có thể tìm ra “chân ái”
Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện là trải nghiệm cực hay ho vì bạn không tốn công tìm kiếm công cụ hỗ trợ. Không phải nhọc sức cho khâu gia nhiệt mà vẫn có được thành phẩm như ý.