Skip to main content

15 Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân: Ít vốn, Siêu lãi

630 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Mở quán cơm bình dân là mô hình bán hàng siêu lợi nhuận. Bởi đơn giản, tệp khách hàng của ngành này rất lớn bao gồm: Học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, nhân viên văn phòng…Vì thế nếu bạn đang có dự định buôn bán thì hãy triển khai ngay. Đừng quên tham khảo các kinh nghiệm “vàng” trong bài viết này nhé.

1. Mở quán cơm bình dân kinh doanh có thực sự lãi như “lời đồn”?

Thực tế cho thấy các quán cơm mọc lên như nấm nhưng tỉ lệ trụ vững trong thị trường là khá cao. Lý do là vì người Việt Nam rất ưa chuộng những món ăn làm từ cơm, vì thế lượng khách của ngành hàng này luôn không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh đó món ăn lại có giá rẻ, ngon miệng, giúp no lâu nên đây là ưu tiên số 1của khách hàng khi đói.

Mở quán cơm bình dân kinh doanh

Mặt khác chi phí đầu tư để mở quán ăn bình dân là khá thấp. Thông thường chỉ cần 1 mặt bằng nhỏ, 1 đến 2 người phục vụ là đã có thể thu “bạc triệu” mỗi ngày. Hiện nay, việc kinh doanh đã không còn bó buộc chỉ bán tại chỗ mà khách hàng có xu hướng đặt hàng online.

Vì thế khả năng tiếp cận tăng cao, từ đó lợi nhuận thu về ngày càng nhiều. Với bấy nhiêu thôi cũng có thể khẳng định mở quán cơm chính là mô hình kinh doanh “Siêu lợi nhuận”.

2. 10+ kinh nghiệm phải “nằm lòng” khi mở quán cơm bình dân

Trước khi về lợi nhuận là người bán đã phải đối mặt với chi phí đầu tư, giấy tờ pháp lý, rủi ro kinh doanh,…Nếu không lên kế hoạch kỹ càng thì có thể gặp phải các rắc rối không mong muốn, thậm chí là kinh doanh thất bại. Tuy nhiên, bạn đừng lo vì sau đây chúng tôi sẽ cung cấp 10 kinh nghiệm bổ ích giúp mở quán ăn thành công 100%.

2.1 Hãy lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Điều quan trọng nhất trước khi bước ra kinh doanh là phải lập kế hoạch rõ ràng. Giúp chủ quán có cái nhìn tổng thể về quá trình vận hành của quán sắp tới. Đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lí, đồng thời xác định được những rủi ro tiềm ẩn sẽ xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lập kế hoạch kinh doanh quán cơm bình dân

2.2 Xác định tệp khách và quy mô bán hàng 

Người mua chính là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần xác định tệp khách hàng hướng tới ngay từ đầu để phân tích về nhu cầu và khẩu vị của họ. Các đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng, sinh viên sẽ là những nhóm tiềm năng nhất. 

Việc xác định được đối tượng sẽ giúp cho quán có một hướng đi đúng đắn. Có thể lựa chọn những địa điểm bán hàng phù hợp và đưa ra giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, dựa vào lượng khách hay vốn đầu tư mà các chủ quán xây dựng mô hình bán hàng hợp lý. Việc này để tránh những rủi ro quán quá nhỏ không đáp ứng hết nhu cầu của khách hay ngược lại. 

Chuẩn bị vốn mở quán cơm bình dân

2.3 Chuẩn bị đầy đủ vốn

Bài toán kinh phí luôn là vấn đề quan tâm của mỗi chủ quán khi bắt đầu kinh doanh. Chi phí để mở một quán cơm bình dân bao gồm rất nhiều khoản như chi phí như:

  • Tiền thuê địa điểm mở quán
  • Tiền mua sắm bàn ghế và các bộ dụng cụ khác như chén, đũa…. 
  • Chi phí để trang trí không gian bên trong
  • Chi phí mua các dụng cụ nhà bếp như: tủ nấu cơm, bếp điện,… 
  • Các khoản tiền để mua các nguyên liệu nấu ăn. 

Bên cạnh đó, còn phải chuẩn bị khoản ngân sách để phòng những trường hợp rủi ro xảy ra. Mức vốn để đầu tư tất cả các thứ trên có thể lên đến cả trăm triệu. Vì thế, các chủ quán cần có những kế hoạch chuẩn bị và sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý. 

2.4 Thuê địa điểm mở quán đắc địa

Thuê mặt bằng kinh doanh là một việc khá phức tạp, người bán cần phải chọn lựa dựa theo các yếu tố sau: 

  • Nơi tập trung đông khách hàng 
  • Địa thế thoáng đãng, nằm ở các trục đường lớn hoặc mặt tiền 
  • Gần trường học và công ty

Thuê địa điểm mở quán cơm bình dân

Đặc biết, cần phải khảo sát quanh khu vực kinh doanh trước khi quyết định kí hợp đồng. Hãy đi vào khung giờ dự kiến mở bán và quan sát lượng khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ giúp bạn “phát họa” được toàn cảnh quá trình buôn bán, đưa ra quyết định đúng đắn.

2.5 Tìm nguồn cung thực phẩm sạch, giá tốt

Quán ăn có trụ vững trên thị trường được hay không thì phải dựa vào chất lượng món ăn. Vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào giữ vai trò rất quan trọng. Bạn nên chọn lọc kỹ những nơi cung cấp nguồn thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chí tươi, sạch sẽ đảm bảo được vệ sinh

Tìm nguồn cung thực phẩm

Để tìm kiếm được nguồn cung như vậy, bạn có thể tự ra các chợ đầu mối để tham khảo. Mua thử nguyên liệu của nhiều nơi và so sánh giá cả để chọn được nguồn hàng tốt nhất.

2.6 Trang trí quán cơm bình dân đẹp

Không cần phải trang trí quá cầu kỳ, không gian thoáng mát, sạch sẽ là thứ mà quán cơm bình dân nên có để níu giữ chân khách hàng. Hãy bày trí bàn ghế, các vật dụng xung quanh sao cho khách hàng cảm thấy ấm cúng như đang ăn ở nhà vậy. 

Bên cạnh đó đừng quên vệ sinh các bộ dụng cụ ăn uống cũng như thường xuyên lau chùi bàn ghế sàn nhà. Đặc biệt, mùi thức ăn sẽ rất dễ thu hút những loại ruồi, côn trùng vì thế quán nên có những phương án để giải quyết vấn đề này. 

2.7 Thiết kế menu hấp dẫn, đa dạng món

Mỗi khách hàng sẽ có những khẩu vị khác nhau vì thế một thực đơn đa dạng, hấp dẫn sẽ là thứ thu hút được khách hàng đến thưởng thức.

Thực đơn quán cơm bình dân

Để thực khách không cảm thấy chán ngấy với 1 loại món ăn thì quán nên linh hoạt thay đổi trong tuần. Một số món được nhiều khách hàng yêu thích có thể đưa lên thực đơn như: các món thịt kho, thịt chua ngọt, cá hấp, cá kho tiêu, tôm rang, rau muống xào, đậu hũ sốt, rau cải,… Bên cạnh những món chính thì quán nên kết hợp với các món ăn kèm khác đây sẽ là một điểm cộng so với các hàng quán khác. 

✘✘✘ PHẢI XEM: Các món hấp bằng nồi cơm điện Siêu nhanh, Tiện lợi

2.8 Đầu tư trang thiết bị tiên tiến

Các quán cơm bình dân bên cạnh nồi cơm điện truyền thống nên trang bị thêm cho bếp tủ nấu cơm . Với dung tích và công suất lớn tủ có thể nấu từ 20kg gạo đến 100 kg/mẻ vô cùng là dễ dàng. Điều này sẽ giúp quán tiết kiệm được thời gian và công sức. Đồng thời thức ăn được làm ra nhiều hơn giúp thu về thêm nhiều lợi nhuận.

Ngoài chức năng nấu cơm, thiết bị này còn giúp chủ quán chế biến thêm nhiều món ăn khác như: gà luộc, bánh bao, dimsum, cá hấp,…. vô cùng là tiện lợi và tiết kiệm chi phí

2.9 Thuê và đào tạo nhân viên quán

Bất cứ một quán cơm bình dân nào cũng sẽ có 2-3 nhân viên phục vụ. Để đảm bảo rằng khách hàng khi đến quán sẽ được chăm sóc tốt nhất thì các chủ quán nên có những buổi training cẩn thận.

Phục vụ quán cơm bình dân

Nhân viên phải có tác phong nhanh nhẹn, niềm nở với khách hàng, xử lý linh hoạt các tình huống. Điều này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tốt về quán và chủ động ghé thăm vào những lần tiếp theo.

2.10 Xây dựng chiến thuật marketing hiệu quả

Giữa “một rừng” quán cơm bình dân mọc lên hiện nay thì việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp cửa tiệm định vị được thương hiệu cá nhân

Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển có rất nhiều hình thức marketing phổ biến đem lại lượt tiếp cận cao. Chẳng hạn như chụp hình đồ ăn bắt mắt đưa lên các hội nhóm, KM, Siêu Sale… Khi có một chiến lược phù hợp thì quán cơm sẽ thu hút được rất nhiều người ăn. Lúc này quán chỉ cần quan tâm đến chất lượng của món ăn, doanh thu cứ thế mà tăng lên nhanh chóng. 

2.11 Lồng ghép kinh doanh online

Đây là một hình thức siêu hời khi các quán ăn có thể tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Hình thức kinh doanh này bạn có thể liên kết với  các đơn vị giao đồ ăn như grabfood, shopee food, loship, baemin.… sẽ giúp quán có thêm nhiều đơn hàng, tiết kiệm được khoản chi phí quảng cáo. Hoặc các quán ăn cũng có thể xây dựng một trang web riêng để khách hàng chủ động trong việc đặt hàng. 

ứng dụng bán đồ ăn online

2.12 Chuẩn bị đủ giấy tờ pháp lý

Trước khi quyết định mở quán cơm bình dân, chủ quán nên tìm hiểu các giấy tờ thủ tục pháp lý để nộp kịp thời. Một số giấy tờ quan trọng mà người bán cần phải lưu ý như giấy phép kinh doanh, các giấy tờ liên khác mà bên địa phương yêu cầu…. Đồng thời cần phải tìm hiểu chi tiết các khoản thuế tránh bị nộp phạt giúp quá trình kinh doanh được diễn ra suôn sẻ.

3. Nhận biết rủi ro thường gặp và phòng ngừa khi mở quán cơm

Rủi ro là mối nguy luôn thường trực khi bắt đầu kinh doanh quán cơm bình dân. Dưới đây sẽ là một số rủi ro thường gặp mà chủ quán nên biết để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Nhận biết rủi ro

3.1 Nguy cơ cháy nổ

Tại các nhà hàng, quán ăn thì nguy cơ cháy nổ chính là rủi ro nguy hiểm nhất. Có thể, gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn cả tính mạng con người. Một số nguyên nhân thường do:

  • Dầu mỡ ăn mòn dây gas dẫn đến rò rỉ khí đốt
  • Hệ thống gas lắp ráp sai quy trình
  • Không có hệ thống tự động ngắt khí gas
  • Đặt bình dẫn khí đặt gần nguồn lửa

Để hạn chế nguy hiểm kể trên, người bán cần kiểm tra kỹ hệ thống nhà bếp. Thường xuyên bảo trì và thay mới thiết bị nấu nướng, đội ngũ nhân viên phải có kiến thức PCCC cơ bản,

3.2 Ngộ độc thực phẩm

Việc không kiểm tra nguồn thực phẩm nhập vào sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tai hại cho quán. Nếu thực khách ăn phải những thực phẩm ôi thiu, hôi thối, nhiễm khuẩn và bị ngộ độc thực phẩm thì mọi trách nhiệm sẽ được đổ dồn vào trong quán.

Các chủ quán phải bồi thường thiệt hại, chi trả những chi phí thuốc men mà khách hàng điều trị. Điều này không những gây thất thoát cho quán mà uy tín của quán còn bị đánh mất. Chính vì thế, ngay từ khâu đầu vào chủ quán phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm

3.3 Giá cơm bình dân bất ổn

Nếu đưa ra giá bán quá cao so với tệp khách hàng hướng tới như học sinh, sinh viên, công nhân… những người có mức thu nhập thấp thì khách hàng sẽ không ghé quán. Ngược lại nếu định giá quá thấp thì lợi nhuận thu về cực ít. Do vậy bạn cần tính toán kỹ lưỡng những khoản tiền chi ra để định mức giá phù hợp với mọi khách hàng.. 

Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đút kết được trong quá trình mở quán cơm bình dân. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho việc kinh doanh hàng quán sắp tới của bạn. 

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan