Cách Nấu Phở Bò: Ngon, Nhanh, Đơn giản nhất tại nhà
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cách nấu phở bò truyền thống tưởng trừng như bị mai một biến tấu, xong lại càng phổ biến và được sử dụng nhiều hơn. Vậy phở bò cổ truyền có gì đặc biệt? Bí quyết nấu ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi nêu trên!
1. Phở bò, món ăn tượng trưng cho con người Việt Nam
Khi hỏi về văn hóa và nguồn gốc của bát phở bò có lẽ bất cứ người con gốc Hà Nội nào đều không giấu được vẻ bồi hồi trong ánh mắt và giọng điệu. Có lẽ đó là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ, với phẩm chất và với thời gian có khi dài bằng cả một đời người.
Có người nói rằng tiếng “phở” là từ đọc lái của “phấn” chính là món trư nhục phấn của người Trung. Tuy nhiên kiểu cách chế biến hoàn toàn khác lạ với hương vị món Việt.
Phở chính là tinh hoa ẩm thực của người Việt, do người Việt đúc kết và sáng tạo ra, không dính dáng đến bất kì một giả thuyết nào cả. Hà Nội được coi là quê gốc của món phở bò cổ truyền, chiếm trọn trái tim những người đã thử qua nó.
Ở Hà Nội còn có một nét văn hóa lâu đời, tồn tại song song với cuộc sống qua từng thế hệ, đó chính là Phở Gánh! Trước đây khi các cửa hàng kinh doanh phở chưa nhiều mọi người lại tìm đến gánh phở bình dân của những cô chú rong ruổi khắp phố phường.
Từ đó đến nay phở gánh ngày càng ít dần nhưng thỉnh thoảng cứ mỗi khi nghe tiếng dao “ai phở gánh đê!” là kí ức tuổi thơ cứ theo đó mà ùa về, dần dần trở thành nét đặc trưng của phố phường Hà Nội.
2. Hương vị phở bò qua từng miền đất Việt
Qua nhiều năm tháng, món ăn này dần dần xuất hiện, hòa làm một với cuộc sống của mỗi con người trên dải đất hình chữ S. Phở đã trở thành nét văn hóa lâu đời không thể thiếu cho dù có ở bất cứ nơi đâu. Đi đến đâu phở cũng tạo cho mình những dấu ấn riêng mà cứ hễ nhắc đến là ta biết ngay phong tục và tính cách con người nơi đấy.
2.1 Phở bò Hà Nội
Hà Nội và phở, chẳng đâu mà lẫn được. Cái tinh tế giản dị mà thanh lịch đặc trưng của nơi đây gần như được cô đọng lại trong từng nồi nước lèo, từng công đoạn chế biến và trong thâm tâm của mỗi người.
Phở Hà Nội tiêu biểu cho vị đất Bắc với nước dùng ninh trực tiếp từ xương ống đặc tủy, có độ thanh và trong rất đặc trưng y như người Hà Thành nhã nhặn thanh lịch. Thịt bò ở đây hay ăn chín tái, với đầy đủ các thể loại: lõi, bắp, gân, nạm,… ăn kèm với quẩy giòn cực kì hợp và cuốn.
2.2 Phở bò Miền Trung
Vào đến miền duyên hải, phở bò đã chút biến tấu, thêm vào một số loại nguyên liệu, ăn rất lạ miệng và có vì đằm. Một phần cũng do người Miền Trung sống hoài cổ, giàu tình cảm. Đặc biệt, do tính thật thà chất phác nên họ luôn muốn món ăn phải đầy đủ, thích gì bỏ nấy như vậy mới đúng kiểu.
Trong bát phở có đầy đủ nào là tiết, giò, chân giò, nạm bò, gân bò,… Một bát được cho rất nhiều bánh phở, các loại nguyên liệu ăn kèm mỗi loại 1 thứ khiến cho món ăn rất đa dạng, nhiều màu sắc và đặc biệt luôn để lại nhiều ấn tượng cho người ăn.
Món phở ở đây ăn kèm với hoa chuối, giá đỗ trần, tía tô và ngò. Thêm tí ớt trưng dầu cay cay cho nước dùng chuyển màu mới đúng là cách ăn chuẩn vùng miền.
2.3 Phở bò Sài Gòn
Do bị thực dân đô hộ quá lâu nên mảnh đất miền trong có nhiều phong tục đã bị thay đổi trở nên “phương tây hóa”. Phở Bắc cũng theo đó mà bị biến tấu cách chế biến, màu và vị của nước dùng thiên đậm đà và béo ngậy.
Nước dùng trong Nam không được trong thanh mà có màu đục, ăn beo béo do được ninh cùng với cả chân giò, thường xuất hiện một tầng mỡ mỏng trên bề mặt trông cũng khá hấp dẫn.
Người miền trong vô tư phóng khoáng, một tô phở vừa to vừa đầy ắp nạm, gân, gầu quyện với nước dùng sóng sánh thêm hành tây, ớt sừng cắt lát và tí vị chua của quất là cách ăn của người Miền Nam.
3. Giải mã sức hút của món phở truyền thống
Người nước ngoài trước khi ăn thử phở luôn tự thắc mắc rằng “Có điều gì đặc biết trong món ăn này mà được nhiều người ca tụng nhiều đến thế?”. Câu trả lời sẽ có ngay sau khi họ trải nghiệm xong món ăn truyền thống của người Việt! Đó là tinh hoa đến từ sự hòa trộn độc đáo hài hòa của các nguyên liệu và bàn tay của người chế biến.
3.1 Thịt bò – linh hồn của bát phở
Đã là phở thì không thể thiếu được phần thịt bò mềm thơm. Phần bò tươi chuẩn phải được bảo quản vẫn còn đỏ au, khi ăn thì trần qua nước dùng xương cho chín tái. Cách ăn giữ trọn vẹn được độ thơm ngọt của thịt bò, một chút dai giòn của gân bò và độ mềm tươm của phần nạm.
Chẳng phải tự nhiên là người ta lại thích ăn tái hơn là nhúng chín, phở tái thì thịt mềm hơn, nước ngọt hơn và quan trọng là màu sắc của từng thớ thịt rất thích mắt, nhìn qua thôi là muốn ăn liền.
3.2 Vị nước dùng thanh ngọt
Trong tất cả các món nước truyền thống, chẳng tìm đâu ra cái vị nước dùng nào giống như nước phở. Đó là nơi hội tụ của tất cả những gì tinh túy nhất của xương ống, kết hợp với vị ngọt từ thịt bò, độ sánh của bánh phở và hương thơm của hành lá tạo ra vị thanh ngọt thuần khiết khó diễn tả bằng lời.
Có lẽ đây là điểm nhấn tinh tế nhất bởi nó còn phản ánh trình độ của người đầu bếp. Ở Hà Nội, cứ quán nào có vị nước dùng ngon đặc trưng là ở đó đông khách, một quy luật bất biến trong cái giới ẩm thực này.
3.3 Văn hóa ăn phở
Nét văn hóa này đã có từ rất lâu trên cái đất Hà Thành này rồi. Chẳng phải điều gì to tát nhưng dần dần qua thời gian nét văn hóa này được biến tấu đa dạng trở thành đặc trưng ở những nơi nó đặt chân đến. Ví dụ như ở ngoài Bắc thì ăn phở là phải có kèm quẩy mới có cảm giác đủ, hay ở miền trong nước dùng là phải thêm giấm tỏi, ớt trưng cho lên màu mới ngon,…
Tóm lại, chẳng có một quy chuẩn cụ thể nào về văn hóa. Tuy nhiên, như một thói quen đã ăn sâu vào xương máu của người Việt đó là cứ ăn là phải ăn từ tốn, ăn để thưởng thức, để cảm nhận rõ được toàn bộ hương vị tinh tế của món ăn.
4. Cách nấu phở bò nhanh, đơn giản nhất tại nhà
Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi vào bếp nấu món phở bò cổ truyền ăn một lần lá nhớ mãi!
4.1 Nguyên liệu
- 3kg xương ống bò
- 1,3kg thịt bò
- 0,8kg bò bắp
- 1,2kg bánh phở
- 500g hành tây
- 300g sả cây
- Hành tím
- Gừng
- Hương liệu: quế khô, thảo quả, hoa hồi….
- Rau ăn kèm: hành lá, ngò gai, ngò rí, chanh, ớt, húng quế, rau om, giá đỗ
- Quẩy giòn: 5 cái
4.2 Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Sơ chế xương và thịt
- Xương ống mua về sát đều một lớp rượu trắng và rửa lại với nước để khử mùi gây và hôi.
- Thịt bò nên dùng thịt thăn hoặc cũng có thể dùng bắp và lõi nếu muốn ăn tái chín.
- Thịt thái nhỏ, ướp với 1 chút gừng cho thơm rồi đem để trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon nhất định.
Bước 2: Nấu nước lèo
- Xương xếp ngăn nắp vào nồi, đổ nước ngập xương khoảng trừng 1 đến 2 đốt ngón tay (Có thể sử dụng nồi phở điện hoặc nồi áp suất để cho ra thành quả xương nhừ nhất nhé)
- Đem hành tây, hành tím, gừng, xả cây đi nướng trên than cho đến khi xem, có mùi thơm.
- Các nguyên liệu vừa nướng rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng và cho vào nồi ninh xương.
- Đừng bật bếp vội! Bạn lấy một cái chảo khô rang các loại hưng liệu đã chuẩn bị dưới lửa nhỏ cho đến khi các hạt khô lại, dậy mùi
- Bỏ toàn bộ phần hương liệu vừa rang vào túi vải, thả vào nồi
- Nêm vào đó gia vị muối, nước mắm sao cho hợp khẩu vị, đậy nắp và vặn chế độ ninh xương.
Bước 3: Chuẩn bị các món ăn kèm
- Riêng giá đỗ rửa sach có thể trần qua nước sôi.
- Hành lá thái nhỏ để riêng ra bát.
- Bánh phở tách đều, đem trụng qua nước bỏ ra bát riêng.
Bước 4: Chan nước dùng và thưởng thức
- Bát bánh phở vừa trụng cho vào bát, thêm thịt bò tươi, hành lá, giá đỗ, chan nước lèo, đảo đều cho phần thịt bò chín tái.
- Xếp quẩy, rau sống, vắt chanh và thêm tí ớt trưng vào bát phở.
- …
Vậy là hoàn thành một bát phở bò thơm ngon chuẩn hơn ngoài hàng tại nhà rồi! Cách nấu phở bò này là nấu theo kiểu truyền thống. Nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều công thức hơn kéo chuột xuống phía dưới và đừng quên đánh giá 5 sao nhé!