Skip to main content

Phở Việt Nam: Phân loại chi tiết theo từng Vùng, Miền

151 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Phở Việt Nam chính là món ăn “biểu tượng”, bất cứ khách quốc tế nào khi tới nước ta đều phải thử qua 1 lần. Tùy thuộc vào vùng miền, tay nghề người nấu mà công thức sẽ có sự khác biệt. Bạn có biết điều này không? 

1. Phở Việt Nam – món ngon truyền thống hấp dẫn vô vàn thực khách

Phở là món “tủ” của dân Việt Nam, được liệt vào thực đơn bình dân với giá siêu mềm. Chỉ từ 30K đã có 1 bát nóng hổi ngon lành. Hiện nay, các tiệm phở thuần Việt xuất hiện khắp các vùng miền. Được biến tấu thành nhiều cách đun nấu, topping mới lạ để chiều lòng thực khách. 

phở việt nam truyền thống

1.1 Nguồn gốc ra đời

Phở có xuất phát điểm từ miền Bắc, dần phổ biến tại miền Trung, Nam vào giữa TK XIX. Có nhiều câu chuyện được kể lại nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực món này do ai sáng tạo nên. Chỉ biết tới hiện tại, phở có tuổi đời trăm năm và rất quen thuộc với dân Việt. Thậm chí là biểu tượng ẩm thực trong mắt khách quốc tế.

Không chỉ ở Việt Nam, phở đã “xuất ngoại” thành công với hàng trăm chi nhánh ở Phương Tây, sở hữu lượng khách hàng đông đảo. 

1.2 Thành phần chính

Xét về thành phần thì chỉ cần phối hợp bánh tươi, nước lèo và 1 vài lát bò mỏng là hoàn thành suất ăn. Đặc biệt, trước đây người Việt chỉ ăn chín uống sôi. Nhờ văn hóa Phương Tây du nhập mà các loại phở sườn bò, bát đá, tái,… cũng được nhiều ưa thích. Không ít quán thử nghiệm với thành phần khác như: tôm, mực, dê, heo… 

thành phần tạo nên bát phở

  • Sợi phở: được tạo nên từ bột gạo nghiền nhuyễn, nhồi bằng tay, tráng hấp thành tấm mỏng rồi xắt xéo, màu nguyên bản hơi trắng đục.
  • Nước lèo: được ninh kỹ từ ống tủy bò, heo hoặc tôm khô, mực,… thêm một vài gia vị như quế, gừng, hồi, địa sâm… Được mệnh danh là tinh hoa của món ăn nên công thức nấu nước lèo được giữ khá kín, mỗi người bán sẽ có sự sáng tạo riêng.
  • 1 vài gia vị tuy nhỏ nhưng nhất định phải có. Thực khách tự thêm vào theo sở thích gồm tiêu, chanh, ớt, sa tế,… kèm giá đỗ, húng quế, hành tây.

1.3 Sự phân hóa vùng miền

Như đã phân tích, mỗi tỉnh thành có khẩu vị, công thức nấu khác nhau. Từ đó biến tấu món phở cổ truyền thành hàng trăm phiên bản. Chẳng hạn người miền Nam thích nêm ngọt, trong khi miền Trung lại thích vị hơi mặn hơn. Để phân biệt, người ta có thể gọi tên món theo vùng miền như: phở Hà Nội, phở Huế,… từng loại đều có điểm đặc sắc riêng.

➤ ➤ ➤  CLICK XEM: Phở Gân Bò

2. Phở Việt Nam và sự phân hóa đặc trưng hương vị, văn hóa vùng miền

Nhìn giao diện bên ngoài, quy trình nấu thì không có khác biệt quá lớn nhưng chỉ cần nếm thử là thấy khác biệt.

2.1 Phở Hà Nội

Đây được xem là cái “nôi” của món phở, bắt đầu bằng loạt các gánh hàng rong xuôi ngược khắp các nẻo đường. Tuy trải qua hàng chục năm nhưng vị nguyên bản của món này không bị phai mờ.

phở bò hà nội

Phở kiểu Hà Nội đặc trưng với nước lèo thanh ngọt, trong vắt. Được ninh kỹ từ ống tủy trâu và bò trong từ 3 – 4h. Sợi bánh được làm 100% bằng tay, mỏng nhưng dai, quyện với nước lèo cực kỳ đã miệng. Người Hà Nội không thích ăn đậm vị hay nhiều sốt, nước lèo được nêm khá nhạt để tôn lên độ ngon lành của các topping.

2.2 Phở Nam Định

Hình thức phở Nam Định khá giống cách nấu người miền Bắc. Điểm khác biệt là nước lèo cho nước mắm, gừng tươi gấp 3 lần nên có màu nâu nhạt. Ống tủy thường chọn phần xương chân bò, thêm đuôi bò để tăng độ béo. Phải ninh từ 5h chiều – 6h sáng hôm sau mới vừa ngon.

phở bò nam định

Phần ăn bê ra bàn có váng mỡ trên mặt, kèm thêm chén nước mắm vùng Giao Châu để thực khách chan. Sợi bánh ở đây là loại cán tay hơi dày, to gấp 3 lần loại bình thường hay bán tại các tiệm Hà Thành. Khi ăn cho thêm đủ chanh quất, sa tế, ớt tươi,… để làm dậy lên mùi vị đậm đà của nước lèo.

2.3 Phở Huế

Nhiều người nhắc đến Huế sẽ nhớ ngay tới bún bò mà bỏ quên đi phở. Cách chế biến cầu kỳ, hương vị tinh tế y như con người nơi đây. Thay vì ống tủy, đầu bếp thường ninh nước lèo bằng chân giò, xương bò nhiều thịt. Sau đó, vớt ra để ăn luôn chứ không vứt đi. Khi nấu nước lèo xong thường thêm ngò gai, hành tây trực tiếp vào để dậy mùi thơm nức.

phở bò huế

Thay vì thịt bò thì người Huế chuộng gà xé hơn, nước lèo ngọt thanh, có váng mỡ vàng nhạt cực kỳ lạ miệng. Theo nhiều thực khách thì sợi bánh Huế trong và mỏng hơn, mềm dai nhờ quy trình pha và cán bột cầu kỳ. Đặc biệt, dân ở đây không thích ăn phở vào buổi sớm mà thường làm 1 bát lúc về khuya.

2.4 Phở Sài Gòn

Cuối cùng là công thức phở Sài Gòn hay rộng hơn là khẩu vị của người Nam. Các chủ tiệm thường thêm vào nồi nước nhiều loại topping như: tôm khô, mực, xương gà… mà không vớt xác ra nên có màu hơi đục. Khi thưởng thức, suất ăn được thêm đủ chanh, ớt tươi, hành phi, tóp mỡ… các thứ siêu hấp dẫn.

phở bò tp.HCM

3. Nồi phở điện – Bí quyết nấu phở ngon để bán cực nhanh, hút khách 

Phở dễ nấu, nhu cầu khách hàng cao nên nhiều người tập tành buôn bán đồ ăn thường lựa chọn để cho vào thực đơn. Tuy nhiên, để có thể nấu được 100 – 200 bát/ngày thì các loại nồi chảo thủ công không thể nào kham nổi. Đây là lúc nồi phở điện xuất hiện, dần “đóng chiếm” thị phần và góp mặt trong trang thiết bị của nhiều tiệm.

nồi nấu phở điện công suất cao

Thiết bị có tất tần tật các size từ 20 – 200L, chủ tiệm tha hồ chọn lựa theo nhu cầu, loại càng lớn sẽ càng đắt đỏ. Toàn bộ mặt trong, mặt ngoài nồi đều bằng inox 304 nên rất dễ dọn rửa. Vận hành cẩn thận thì độ bền có thể lên tới 10 năm. Hiện giá nồi khá ưu đãi, kèm thêm CĐBH lên tới 1 năm và nhiều chương trình giảm sốc nên các chủ tiệm an tâm chọn mua.

✖✖✖ XEM NGAY: Nồi điện nấu phở 25 lít

Tìm hiểu các công thức phở Việt Nam “đúng chuẩn”, mang đậm chất vùng miền, sợi bánh dai dai đẫm trong nước lèo xương, ăn không bị ngán.

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan