Skip to main content

Hầm Xương Bằng Nồi Áp Suất: Ngon, Ngọt, Nhanh nhừ

1.031 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Nếu biết cách hầm xương bằng nồi áp suất, bạn có thể nấu được rất nhiều món ngon. Đồ ninh nhừ rất dễ ăn, vì nước dùng giàu dưỡng chất và phù hợp với mọi lứa tuổi. Nắm bí quyết sau trong lòng bàn tay, bạn sẽ chinh phục được những chiếc dạ dày khó tính. 

1. Tại sao nên hầm xương bằng nồi áp suất?

Việc nấu nướng thường mất khá nhiều thời gian, nhất là những món như phở, cháo, canh,… Vì vậy, nồi áp suất đã được sản xuất để giải quyết những vấn đề khó nhằn này. Với gian bếp của gia đình hoặc hộ kinh doanh nhỏ, đây là dụng cụ hoàn toàn phù hợp.

Hàm xương bằng nồi áp suất

1.1 Nhanh chóng, tiện lợi

Thiết bị có cơ chế duy trì nhiệt, khiến áp suất tăng cao, đẩy nhiệt độ sôi vượt quá 100 độ C. Hơn nữa, lượng nhiệt còn được phân bố đều đặn, các nguyên liệu chín đều một cách nhanh chóng. Việc ninh nấu chưa bao giờ trở nên đơn giản và tiện lợi đến thế.

1.2 Xương nhừ, mềm chuẩn vị 

Dù nguyên liệu được hầm lâu nhưng không hề mất chất. Thịt vẫn giữ được vị ngọt, mềm vốn có. Vì lý do đó nên đây là thiết bị được nhiều người tin dùng và nấu các món như bò sốt vang, canh xương ống,… Hoặc một số bài thuốc Nam có hiệu quả trị bệnh như: đuôi bò, gà tần thuốc bắc,…

Hầm xương nhừ

➤➤➤ THAM KHẢO: Cách nấu phở bò không cần xương siêu ngon

2. 4 món ăn ngon từ xương chế biến bằng nồi áp suất

Với một chiếc nồi nhỏ, bạn có thể nấu được cả mâm cơm đa dạng màu sắc và phong phú. Trên thực tế, công cụ này chế biến được nhiều món ăn hơn bạn nghĩ. Những cái tên sau đây chỉ là một số hướng dẫn đơn giản và dễ thực hiện. 

2.1 Canh xương bò nấu nấm

Vị ngọt từ xương bò khiến nước dùng thanh ngọt, sánh mịn. Kết hợp với hương thơm của nấm và cay tê của sa tế càng làm tăng thêm nét đặc biệt. Bên cạnh đó, với công thức dưới đây, bạn sẽ được nấu món canh chuẩn vị, nổi tiếng của Hàn Quốc. Không cần đi quá xa, vẫn có thể thưởng thức ẩm thực truyền thống xứ kim chi. 

Canh sườn bò nấu nấm

Nguyên liệu: Xương bò, nấm các loại (tùy thích), hành lá/hành paro, giá đỗ, măng chua, hành tím, gia vị các loại,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế xương với rượu và gừng để khử mùi hôi. Sau đó, ngâm muối và rửa sạch với nước. Trần sơ với nước sôi và để ráo. 
  • Bước 2: Cắt gốc nấm, gốc hành, rửa sạch với nước muối loãng. Măng rửa sạch, vắt khô rồi tước thành sợi nhỏ. 
  • Bước 3: Ướp xương 20-30’’ với dầu hào, sa tế, hạt nêm, nước tương, tỏi, hành, gừng,… 
  • Bước 4: Xào xương và đổ ngập nước. Sau khi sôi thì giảm nhiệt và để lửa liu riu cho nguyên liệu chín từ từ. Thời gian chờ đợi mất khoảng 2-3 tiếng. Với nồi áp suất, bạn chỉ cần 45-60’’.
  • Bước 5: Thả nấm và măng vào đun chín rồi vớt ra bát
  • Bước 6: Cho thêm hành, giá đỗ và các loại rau thơm. Sau đó, chan nước xương đã hầm ngâm nguyên liệu. Vậy là đã hoàn thành món ăn thơm ngon, đậm đà với “cánh tay đắc lực”. 

2.2 Canh xương nấu dưa chua

Cải bẹ xanh muối chua là món ăn thân thuộc của người Việt. Từ đó, chúng được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu, có thể dùng xào và nấu. Đây cũng là lúc canh xương dưa chua được ra đời. Mỗi miếng nước hòa quyện giữa vị chua và ngọt thanh. Dùng kèm với cơm nóng thì có bao nhiêu tô cũng sẽ ăn cũng hết!

canh xương nấu dưa chua

Nguyên liệu: Xương sườn, dưa chua, cà chua, hành lá, nước mắm, hạt nêm,…

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế nguyên liệu: Xương heo chặt khúc vừa ăn, luộc sơ với nước sôi, Cà chua bổ thành miếng.
  • Hầm xương: Trước hết, xào thơm sườn với hành tím và cho nước vào đun sôi như thường. Đậy nắp nồi áp suất và hầm trong 20-30’’. Nếu thấy bọt nổi lên thì hớt sạch. 
  • Thêm nguyên liệu: Lấy chảo phi thơm hành tím rồi xào cà chua với dưa muối. Nêm gia vị vừa vặn và cho vào nồi xương đã hầm. Đun thêm 15-20’’ cho sườn mềm thì tắt bếp. 

2.3 Canh xương nấu măng chua

Măng Việt Nam có nhiều loại, thậm chí cả măng đắng. Tuy nhiên, măng chua nấu canh lại rất dễ ăn, trẻ nhỏ cũng thích. Với cách nấu này, bạn còn có thể biến tấu thành lẩu để gia đình quây quần, tụ tập. Canh thường ăn kèm với rau thơm, giá đỗ và thêm một vài nguyên liệu yêu thích khác.

Canh xương măng chua

Nguyên liệu: Xương heo, măng củ, mùi tàu, mùi ta, hành tím,…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm sườn với muối và rửa lại nước nhiều lần, sau đó trụng sơ nước sôi. Rửa măng và thái nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Xào măng với hành tím, thêm nước mắm, hạt nêm cho ngấm gia vị rồi đổ ra đĩa.
  • Bước 3: Hầm xương theo cách trên. Khoảng 30’’ thì thêm măng vào ninh cùng. Đun thêm 20’’ thì tắt bếp. Điều chỉnh gia vị vừa miệng rồi cho rau thơm sau cùng. 
  • Bước 4: Ăn kèm với giá đỗ và thêm vài lát ớt tươi (nếu thích). Món này ăn kèm bún tươi rất ngon, bạn có thể thử nhé!

2.4 Canh xương hầm hạt sen

Hạt sen có rất nhiều lợi ích như chống lão hóa, điều hòa cholesterol, chống viêm, ngừa mất trí nhớ,… Hơn nữa, với công thức này, bạn còn có thể thêm gạo để nấu cháo, giúp giải cảm, trị sốt. Một tô canh xương hạt sen rất thích hợp để ăn trong tiết trời se lạnh.

Xương hầm hạt sen

Nguyên liệu: Sườn heo, hạt sen, khoai tây, cà rốt, rau mùi,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Khử mùi sườn heo theo một số mẹo như xát muối, ngâm rượu, chanh hoặc gừng.. 
  • Bước 2: Bỏ tâm sen, tránh bị đắng khi đun nước dùng. Nếu sử dụng hạt khô thì ngâm nước ấm khoảng 5-10’’ trước khi nấu. 
  • Bước 3: Khoai tây, cà rốt bỏ vỏ, cắt khúc vừa ăn. Có thể tỉa hình nếu muốn bát canh đẹp mắt hơn. 
  • Bước 4: Xào xương với hành phi và thêm nước mắm, hầm trong 20-25’’. Hớt bọt liên tục.
  • Bước 5: Sau đó cho hạt sen và các loại rau củ, ninh trong 30’’ thì tắt bếp. Cho mùi ta, hành lá sau cùng để tô canh có vị thơm.

3. Lưu ý khi sử dụng nồi áp suất để hầm xương

Sử dụng áp suất để hầm xương mang đến hương bị trọn vẹn cho món ăn. Nguyên liệu chín nhừ từ trong ra ngoài. Dù luộc gà hay bất cứ món gì cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng.

Nồi áp suất hầm xương

Tuy nhiên, mỗi thiết bị đều có những tips cần chú ý khi sử dụng. Đối với công cụ này, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Chỉ nên cho nguyên liệu/nước khoảng ¾ dung tích để đảm bảo sự an toàn.
  • Không đặt gần với các nguồn phát nhiệt khác từ bên ngoài như tử lạnh, lò nướng, nồi chiên không dầu,…
  • Kiểm tra nắp đậy, gioăng cao su (nếu có) thật kỹ càng trước khi sử dụng.
  • Đeo găng bảo vệ khi nồi đang bốc hơi nước. Mở nắp ngược phía với chỗ đứng để không bị hơi nóng làm bỏng da. 
  • Tuyệt đối không chạm vào nắp, thân phao thi thiết bị đang vận hành. 

Liệu bạn có thấy hầm xương bằng nồi áp suất là công việc quá đơn giản hay không? Note ngay công thức lại và chờ dịp trổ tài “khoe khoang” với người thân và bạn bè ngay nhé!

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan