Cách Nấu Cháo Lòng Miền Trung: Ngon, Hấp dẫn nhất
Nhiều bà nội trợ tìm kiếm cách nấu cháo lòng miền Trung để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn. Món ăn giàu dinh dưỡng này tuy dễ nấu nhưng vẫn sẽ có vài khó khăn nhất định đấy nhé! Muốn thành phẩm ngon miệng, khiến gia đình “lác mắt” thì đã có ngay công thức sau. Nhớ thực hiện lần lượt và đọc kỹ các lưu ý để thành quả đạt yêu cầu 100%.
1. Cháo lòng miền Trung – món ngon thứ thiệt
Cứ 10 người thì phải có tới 5-6 người thích ăn cháo lòng. Có thể nói đây là món ăn phổ biến và được yêu thích trên toàn quốc. Nấu theo kiểu miền Trung sẽ có vị cay tê nhẹ, đậm đà mùi hương của mắm mặn. Lòng được nấu theo kiểu riêng, tẩm ướp gia vị trước khi chế biến.
Được nấu từ các loại phủ tạng khác nhau của heo nên đây là món cực dinh dưỡng. Nhiều quán dùng nước ninh xương để nấu thành món cháo ngọt lịm. Tuy nhiên, riêng cháo lòng thì lại dùng chính nước luộc lòng. Vị ngọt được giữ nhưng lại không quá ngọt như kiểu khác. Dù rất bổ dưỡng nhưng chỉ nên ăn vừa phải! Hoặc bạn có thể cân đối dinh dưỡng và dùng 1 vài loại nguyên liệu healthy.
✖✖✖ TÌM HIỂU NGAY VỀ: Nồi nấu cháo công nghiệp 100l
2. Cách nấu cháo lòng miền Trung thơm ngon, hấp dẫn, đơn giản nhất
Để có món cháo ngon thì người nấu cần có kinh nghiệm nhất định trong việc nấu nướng. Bởi xét các kiểu cháo thì đây là 1 trong những loại có cách nấu phức tạp. Khó ở chỗ là phải sơ chế, loại bỏ hết các mùi đặc trưng của nội tạng. Chỉ 1 chút xíu ảnh hưởng thôi là công sức đổ sông đổ bể.
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Nấu nước: Lòng non, dồi, tiết
- Gạo tẻ: Có thể xay qua cho vỡ hoặc để nguyên (tùy khẩu vị gia đình).
- Các loại ăn kèm: Tim, gan, cật, lách, dạ dày, lưỡi, thịt dải…
- Rau thơm: Húng quế, ngổ, hành lá, mùi tàu,…
- Gia vị: Ớt bột, hành tím, hạt nêm, nước mắm, giấm,…
Một số tips chọn nguyên liệu ngon!
- Tiết: Mua tiết đã đông sẵn và 1 phần tiết tươi để chế nước dùng cho ngọt và có màu. Ưu tiên các cơ sở uy tín, có kiểm định chất lượng rõ ràng.
- Cật: Chọn các quả có màu đậm, độ đàn hồi rõ ràng, không bị nhớt
- Tim: Không mua những quả có máu tụ, bị vệt thâm đen hay có kích thước quá nhỏ.
- Gan: Cần phải xem thật kỹ vì dễ gặp phải heo bệnh. Chỉ nên mua ít, không nên ăn nhiều. Mua loại có màu đỏ tía hoặc hơi ngả tím. Màng và bề mặt căng, mịn. Những lá gan đỏ cam, vàng hoặc hơi ngả trắng tuyệt đối không mua.
- Lòng: Nhìn bên ngoài thấy màu trắng sáng, không trắng tinh (do dùng tẩy trắng). Lòng có độ căng, dai, đàn hồi, không bị nhũn hay chảy nhớt.
2.2 Các bước làm
Trước hết, bạn ngâm gạo cho nở, khi nấu sẽ sánh mịn hơn. Ngâm khoảng 30-45” với nước thường hoặc 20-30” với nước ấm. Sau đó, tiến hành chế biến lần lượt theo các bước:
B1: Làm sạch lòng
- Mua dồi nhồi sẵn, chỉ cần rửa qua lượt nước cho sạch.
- Dùng muối trộn đều với lòng non (không nên bóp quá chặt tay), rửa lại với nước
B2: Ướp lòng
- Dồi, lòng non, tiết luộc chín, thêm chút muối. Vớt các loại ra ngoài để ráo, nước dùng để nấu cháo.
- Thái nhỏ các loại lòng (vừa miệng), ướp với hành tím, ớt băm, tiêu, hạt nêm. Đậy kín và để trong tủ lạnh.
B3: Nấu cháo
- Đổ nồi để nấu cháo, thêm nước mắm, ninh nhừ với lửa nhỏ.
- Sau khi cháo sôi thì dùng đũa khuấy đều dưới đáy cho khỏi bén nồi. Khoảng 15” khuấy 1 lần. Hạn chế mở vung nhiều, giữ nhiệt bên trong cho cháo nhanh chín. Thêm gia vị sau khi hạt gạo đã nhừ.
B4: Hoàn thiện
- Cho hỗn hợp đã ướp vào nồi, nấu tới khi chín thì thả đầu hành băm và tắt bếp.
- Giữ nhiệt cho cháo nóng trên bếp, thêm ớt bột, tiêu, hành cọng và các loại dồi luộc, tiết.
- Ăn cùng rau xanh sẽ đỡ ngấy và tăng vị ngon
2.3 Thành phẩm
Cháo yêu cầu có màu hơi ngả nâu nhờ nước luộc tiết. Thơm mùi hành tím băm và cay nhẹ của tiêu ớt. Gạo nở sánh mịn, không bị tách nước rời rạc. Gia vị được nêm nếm vừa vặn, không bị mặn.
☛☛☛ HƯỚNG DẪN: Cách bảo quản cháo qua đêm
3. 3 tuyệt chiêu cần nắm vững trong công thức nấu cháo miền Trung
Công thức trên không quá phức tạp, bạn có tự tin nấu được thành phẩm đạt yêu cầu chứ? Từ từ… đừng vội nản chí nếu chưa nấu được thành công. Thử vận dụng thêm các bí quyết dưới đây xem sao nhé!
3.1 Khử sạch mùi hôi tanh của lòng heo
Cách sơ chế trên nếu không hiệu quả thì thử những mẹo dưới đây:
- Chanh + bột mì: Lật mặt trong của lòng ra bên ngoài. Bóp cùng bột mì và muối khoảng 15”. Sau đó rửa sạch và dùng chanh chà lần lượt để loại bỏ cặn bẩn. Nhớ rửa lại bằng nước và lộn lại mặt phải trước khi luộc.
- Giấm + muối: Vuốt sạch chất bẩn trong ruột và bóp kỹ với giấm, muối. Rửa bằng nước lạnh, chần sơ và rửa lại với muối.
- Phèn chua + giấm: Thực hiện các bước tương tự như phương pháp trên. Tuy nhiên, chỉ dùng lượng nhỏ phèn chua, dùng nhiều sẽ làm lòng bị nhão, mất chất. Đặc biệt, có thể ngâm với nước vo gạo để loại bỏ mùi
3.2 Luộc lòng chín tới, không dai
Bên cạnh việc khử mùi còn phải luộc lòng sao cho giòn, ngon.
- Chần sơ lòng với nước sôi trước. Nếu thấy vẫn có mùi gây thì tiếp tục khử mùi theo các cách trên.
- Lấy 1 nồi nước mới, cho 1-2 thìa mắm mặn (độ đạm cao) tùy lượng nước. Sau đó thêm chút giấm, đun sôi và thả lòng vào luộc chín (khoảng 4-5”). Vớt ra ngoài và ngâm với nước đá lạnh, để ráo và cắt miếng vừa ăn.
3.3 Nấu cháo bằng nồi cháo điện không lo khê cháy
Hầu hết các quán cháo hiện nay đều sử dụng nồi điện nấu cháo để tiết kiệm thời gian chế biến. Xem mặt hàng chính hãng, giá rẻ trên noiphoquanghuy.vn để mua được sản phẩm ưng ý. Nồi điện nấu cháo mang đến những lợi ích đáng kể cho việc kinh doanh. Ổn định nhất là năng suất nấu và chất lượng thành phẩm đảm bảo. Nhờ vậy mà người nấu không còn tốn nhiều công sức trông coi trong cả quá trình.
Thực tế, cách nấu cháo lòng miền Trung khá đa dạng, mỗi tỉnh mang 1 đặc trưng khác nhau. Trên đây chỉ là kiểu phổ biến nhất với các thao tác đơn giản, ai cũng có thể làm theo. Nếu yêu thích nấu ăn thì hãy tìm kiếm thêm nhiều công thức khác và thử xem nhé!