Cách Làm Phở Miền Trung: Ngon, Lạ Miệng, Đơn giản nhất
Phở miền Trung chính là nét “phá cách” của món ăn Việt Nam truyền thống. Tại đây, người dân cho thêm những loại gia vị đặc trưng vùng miền. Do đó, hương vị cũng trở nên khác biệt. Tất nhiên, không phải ai cũng hợp khẩu vị với kiểu nấu này. Tuy nhiên, chỉ cần thử 1 lần thì hương vị ấy sẽ đọng lại mãi. Không cần đi đâu quá xa, bạn có thể nấu món ăn này tại nhà với các bước đơn giản.
1. Phở miền Trung khác gì với các vùng miền khác
Đặt phở Bắc – Trung – Nam lên bàn cân thì sẽ chẳng thể nào làm phép so sánh. Bởi mỗi nơi đều có khẩu vị nêm nếm khác nhau. Nếu Bắc ngọt thanh, Nam ngọt đậm thì miền Trung lại đặc trưng bởi vị cay tê nơi đầu lưỡi. Một số điểm khác biệt rõ ràng khác có thể nhận thấy như sau.
1.1 Gia vị nấu
Không giống với phở miền Nam hay Bắc, người dân miền Trung sử dụng mắm ruốc để chế nước lèo. Vì vậy, hương vị có sự đậm đà và mùi thơm đặc trưng. Hơn nữa, nguyên liệu nấu không thể thiếu sả và ớt chưng. Nếu nước dùng không có chút vị cay nhẹ thì đó chẳng phải món ăn của họ. Ngoài ra, đây cũng là nơi mà tô phở bò bình thường cũng có màu dầu điều vàng ươm.
1.2 Loại phở sử dụng
Hầu hết bánh phở được dùng tại các cửa hàng đều là phở tươi do chủ quán tự làm. Vì vậy, từng sợi đều có sự dai dai, mềm mềm và mỗi nơi mỗi khác. Kết cấu món ăn nhờ vậy cũng trở nên đa dạng hơn. Bạn muốn tự làm bánh phở tại nhà cũng không hề khó nhưng lại cần nhiều kỹ thuật. Tham khảo thêm các bước dưới đây:
-
- Nguyên liệu: 500gr bột gạo, 40gr bột năng, 40gr bột tàn mì, 20gr bột nếp, 1,5 lít nước lọc, muối.
- Dụng cụ: Chảo, móc treo phẳng
Cách làm:
- Cho hết các nguyên liệu vào âu trộn. Con số trên chỉ là tượng trưng, bạn có thể thay đổi tùy khẩu phần nhưng cần đúng tỷ lệ.
- Ngâm hỗn hợp đã trộn với nước và để qua đêm, khoảng 7-8h. Gạn bỏ và thêm 1 lít nước, khuấy đều.
- Đặt 1 chiếc chảo nóng, múc muôi bột cho lên, dàn mỏng và đậy nắp khoảng 2-3’’.
- Hỗn hợp chín thì lấy ra ngoài và ngâm vào chậu nước đá. Sau đó phơi ra ngoài cho ráo nước và bột se lại.
- Quét lên bề mặt 1 lớp dầu mỏng và xếp chồng lên nhau và cắt sợi vừa ăn. Vậy là bạn đã hoàn thành các bước làm bánh phở tươi chuẩn phong cách miền Trung.
Lưu ý:
- Không mua được bột gạo, bạn có thể thay bằng bột bánh cuốn pha sẵn. Tuy nhiên, không cần cho thêm bột tàn mì, nguyên liệu còn lại giữ nguyên tỷ lệ.
- Trong trường hợp không có bột tàn mì, bạn có thể trộn bột gạo, năng, nếp theo tỷ lệ 4:1:1. Ví dụ: 400gr bột gạo : 100gr bột năng : 100gr bột nếp.
1.3 Đồ ăn kèm
Tương tự như hai vùng còn lại, phở Trung cũng ăn kèm với quẩy, rau sống, tương ớt. Tuy nhiên, tại đây họ còn dùng thêm bắp chuối bào. Nếu Miền Bắc chỉ cho chanh, giấm tỏi, Miền Nam có chén tương đen thì Miền Trung dùng thêm sả ớt xào chín. Nhìn chung, những nguyên liệu đó rất phổ biến trong bữa ăn của người địa phương. Vì vậy, họ cũng nấu phở sao cho dân dã và phù hợp với khẩu vị nhất.
➤➤➤ THAM KHẢO: Cách nấu phở bò kiểu miền nam
2. Hướng dẫn mua nguyên liệu nấu phở miền Trung
Chắc hẳn bạn đã rất tò mò cách nấu phở style miền Trung rồi đúng không nào? Vậy còn chờ đợi gì mà không bắt tay vào làm ngay thôi? Xem kỹ phần nguyên liệu để không bỏ sót thành phần quan trọng nào nhé!
2.1 Nguyên liệu
- Xương bò, nạm bò
- Bánh phở tươi
- Hành tây, sả cây, ớt tươi
- Mắm ruốc, màu điều
- Rau ăn kèm: Chuối bào, hành hoa, mùi tàu (ngò gai), giá đỗ
2.2 Mẹo chọn nguyên liệu
Đối với phở thì yếu tố làm nên “linh hồn” chính là nước lèo. Chỉ cần vướng 1 gia vị không phù hợp thôi là “xôi hỏng bỏng không”. Hơn nữa, chọn thịt bò sao cho chuẩn cũng là bước cực kỳ quan trọng.
- Xương hầm: Chọn mua đuôi bò là ngon và nhiều dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên, phần này có giá khá mắc. Bạn có thể sử dụng xương ống thay thế cũng rất tốt. Dù chọn loại nào thì cũng ưu tiên thịt màu đỏ tươi, có độ đàn hồi rõ ràng. Không bị hôi mùi, bị nhớt hay dính quá nhiều mỡ vàng.
- Nạm bò: Là phần thịt chứa cả nạm và gân, dù nấu chín hay ăn tái cũng rất ngon. Đây là sự lựa chọn của rất nhiều người khi ăn phở. Bạn chọn thịt cũng cùng với những tiêu chí như xương. Gân có màu trắng và không quá dày. Thịt mà màu đỏ sẫm là thịt trâu, cần nắm kỹ điểm này để dễ phân biệt.
- Mắm ruốc: Tìm mua tại những cơ sở uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ưu tiên chọn mắm ruốc Huế có thương hiệu và đơn vị phân phối riêng. Tuyệt đối không dùng những loại xuất hiện nấm, mốc trên bề mặt.
- Bắp chuối: Mua cây non, có màu xanh nõn, bắp càng non ăn càng ngọt. Nếu không, bạn có thể mua hoa chuối non đã được bán sẵn ngoài chợ.
3. Cách nấu phở miền Trung chuẩn vị như ăn ngoài quán
Ngay từ bước chuẩn bị nguyên liệu bạn đã thấy sự khác biệt rồi đúng không? Các bước tiến hành nấu kiểu này đơn giản và không cầu kỳ như phở thông thường. Thế nhưng, bạn vẫn cần sự tập trung nhất định, ngay từ bước sơ chế.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Khử mùi: Xương và thịt bò thường có mùi hương đặc trưng. Bạn cần loại bỏ chúng để nước lèo không bị ảnh hưởng. Có thể dùng giấm, gừng hoặc rượu, gừng. Ngâm nguyên liệu với hỗn hợp nói trên. Với xương, bạn cần 3-4h, với thịt thì cần 30-60’’ là có thể vớt ra, để ráo vào ngăn mát. Xương sau khi ngâm thì trụng sơ với gừng nướng và muối, rửa lại thêm nhiều lần nước.
- Sả cây: Chia làm 2. 1 nửa cắt gốc, để nguyên cây, rửa sạch và bó lại. 1 nửa băm nhỏ cùng với ớt tươi, hành tím.
- Chuối cây/ bắp chuối: Thái mỏng để rối và ngâm với muối để không bị thâm đen.
- Rau ăn phở: Hành, ngò gai cắt ngỏ. Giá đỗ rửa sạch bụi bẩn.
Bước 2: Hầm xương
- Đun sôi nước và thả xương vào, hớt bọt ngay đợt sôi đầu tiên. Sau đó đậy nắp, giảm nhiệt và ninh khoảng 60’’.
- Thêm bó sả và hành tây vào nồi và tiếp tục hầm trong 60’’.
Bước 3: Chế nước lèo
- Nước xương sau khi hầm thì bạn chắt ra 1 chiếc nồi lớn khác và bắt đầu nêm gia vị cho thành phẩm.
- Lọc mắm ruốc, cho vào nồi, thêm muối, hạt nêm vừa đủ. Chỉ để lửa liu riu cho các gia vị được hòa quyện.
- Lấy 1 chiếc chảo đun sôi lượng dầu ăn vừa đủ. Xào thơm hỗn hợp sả, ớt, hành tím băm nhuyễn cùng dầu điều. Cho vào nồi nước lèo. Hoàn chỉnh hương vị sau cùng.
Bước 4: Thành phẩm
- Trụng phở cùng giá đỗ và cho vào tô. Tiếp đến là rắc các loại rau thơm đã băm nhỏ.
- Thịt bò thái miếng mỏng, trụng sơ và cho lên trên cùng. Thêm 1-2 nhánh ớt tươi.
- Chan nước lèo ngập gia vị, thưởng thức cùng bắp chuối, ớt chưng và hành tím ngâm giấm.
Yêu cầu món ăn
Tổng thể tô phở có mùi thơm đặc trưng của mắm ruốc. Xen lẫn trong đó là vị sả và chút cay nhẹ của ớt. Màu sắc hài hòa giữa vàng cam của điều, xanh của rau và trắng tinh khôi của bánh phở. Nước dùng có vị ngọt thanh của xương hầm và đậm đà bởi hương liệu truyền thống.
4. Lưu ý để nấu phở miền Trung vừa ngon vừa nhanh
Có khá nhiều điều cần chú ý trong quy trình nấu phở. Trước hết là bước chọn nguyên liệu, sau đó là thêm những note dưới đây:
- Không mở vung liên tục trong quá trình ninh nấu.
- Không nêm gia vị ngay khi hầm vì bọt bẩn sẽ xuất hiện nhiều hơn.
- Lọc mắm ruốc vừa phải để gia vị không có mùi quá nồng, khó ăn.
- Chọn các loại rau thơm hợp lý như húng chó, húng láng, rau ngổ,…
- Không nên ngâm bánh phở trong nước quá lâu vì chúng sẽ bị nở và bục. Hãy thưởng thức ngay sau khi chan nước dùng.
Đặc biệt, bạn có thể rút ngắn quá trình ninh nấu bằng nồi áp suất hoặc nồi điện nấu phở. 2 thiết bị kể trên đều là công cụ hỗ trợ vô cùng có ích với những người đầu bếp.
5. Nấu phở miền Trung bằng nồi phở điện nâng cao năng suất
Nấu món hầm nào cũng vậy, mất thời gian nhất chính là công đoạn ninh xương. Làm sao để rút ngắn quá trình này? Các bà nội trợ thường sử dụng nồi áp suất. Tuy nhiên, số lượng nấu được lại hạn chế và không linh hoạt khi sử dụng. Vì vậy, nếu định mở quán kinh doanh thì nồi áp suất không phải sự lựa chọn tốt nhất.
Thay vào đó, người tiêu dùng có thể sử dụng nồi phở điện. Với công suất lớn và chức năng đa dạng, thiết bị này ngày càng được ưa chuộng. Sản phẩm bày bán trên thị trường với đủ loại kiểu dáng, từ nhỏ đến lớn. Nhờ vậy, chủ kinh doanh cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Nếu định mở quy mô lớn, bạn có thể chọn dung tích nồi điện nấu phở 100L, 120L, 150L,… Mô hình gia đình nhỏ hơn thì dùng 50L, 70L,… Thiết bị được sản xuất từ vật liệu inox cao cấp, có độ bền cao. Thanh nhiệt đốt cháy nhiên liệu tiết kiệm điện năng, an toàn tuyệt đối với người dùng. Thời gian chế biến, phục vụ kinh doanh cũng nhờ vậy mà được rút ngắn.
Vậy là bí quyết nấu phở miền Trung đã được tiết lộ hết cho các bạn rồi đấy. Nếu lỡ đam mê mắm ruốc thì đừng bỏ lỡ món ăn truyền thống này. Chế biến trọn vẹn hương vị 3 miền ngay trong gian bếp nhỏ là điều thực sự rất thú vị.