Cách Nấu Phở Tái Nạm: Thơm ngon, Đậm vị, Siêu hấp dẫn
Giữa cuộc sống hiện đại bộn bề, nhiều người vẫn tìm kiếm cách nấu phở bò tái nạm để có thể thể hiện sự quan tâm những người thân yêu. Món phở tưởng chừng đơn giản lại có sức hấp dẫn lạ kỳ. Những sợi phở trắng ngần, nước dùng thơm ngọt và vị thịt bò hòa quyện vào nhau gây “thương nhớ’ với người thưởng thức.
1/ Phở tái nạm – Tinh hoa ẩm thực Việt
Nạm bò là vị trí ở vùng sườn và bụng của con bò. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây chính là phần thịt được lấy từ bụng hoặc sườn của loài động vật này. Đây được coi là phần thịt thơm ngon, dễ ăn và được sử dụng nhiều nhất tại các quán phở hiện nay.
Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa bánh phở, nước hầm xương thanh ngọt, thịt bò nạm mỏng chín tái và nhiều loại gia vị hấp dẫn khác.
Từ lâu, phở bò tái nạm đã là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt, đặc biệt ở khu vực miền Bắc. Trung bình một tô tái nạm chứa khoảng 431 Kcal với đầy đủ các dưỡng chất, thường là sự lựa chọn cho bữa ăn sáng của nhiều người. Theo các chuyên gia, hàm lượng calo này hoàn toàn phù hợp để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong suốt ngày dài, không cần lo dư thừa chất.
Ngày nay, phở được chế biến và bán ở rất nhiều nơi từ Nam ra Bắc. Hương vị thơm ngon của món ăn này hấp dẫn du thập phương, trở thành một điểm nhấn đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Việt.
➤➤➤ XEM THÊM VỀ MÓN: Phở Đuôi Bò
2/ Cách nấu phở tái nạm đơn giản tại nhà
Cách chế biến phở tái nạm không quá phức tạp, chỉ cần bạn chú ý một chút là có thể tạo ra những tô phở hấp dẫn một cách đơn giản.
2.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Xương ống bò: Nên chọn loại còn hồng hào, không có mùi lạ. Nếu quan sát thịt tái, không có màu đỏ tươi, xương ngả màu thì tuyệt đối không nên chọn. Hạn chế mua loại xương đông lạnh, bởi để quá lâu có thể bị mất chất, mất vị ngọt khi ninh làm nước dùng.
- Thịt nạm bò: Với thịt nạm bò, tốt nhất nên chọn bò cái. Bởi thịt bò cái thường thơm mềm, khi ăn sẽ ngon hơn. Chú ý đến màu sắc của bò, không chọn những loại màu sẫm, thịt nhão, đây là loại thịt cũ đã để lâu ngày.
- Bánh phở: Nên chọn loại có sợi láng mịn, không đứt vụn, bề mặt láng mịn, mềm và đàn hồi tốt. Về màu sắc, loại có màu trắng ngà có thể là loại đã để quá lâu, còn loại có màu trắng tinh có thể dùng thuốc tẩy. Chính vì thế, bạn nên tìm những nơi bán phở có độ trắng tự nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Nguyên liệu phụ kèm: hành tây, gừng tươi, quế khô, thì là,…
- Các loại gia vị khác: mắm, hạt nêm, dầu ăn, muối, đường, tiêu…
2.2 Các thực hiện
Dưới đây là các bước chi tiết, bạn có thể áp dụng để chế biến được phở tái nạm tại nhà.
B1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương bò chặt thành các khúc vừa phải, rửa nhiều lần bằng nước sạch. Có thể ngâm qua nước muối để khử khuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thịt nạm bò cũng đem rửa sạch, thái thành các lát mỏng để dễ nhúng. Ướp thêm một chút gia vị mắm, muối, hạt tiêu để thịt thêm đậm vị.
- Quế, gừng, hành khô có thể đem nướng và bỏ đi phần vỏ, hoặc người nấu cũng có thể cho lên chảo rang để dậy mùi thơm.
B2: Chế biến nước dùng
Nước dùng là phần quan trọng nhất để tạo ra một tô phở bò tái nạm hấp dẫn. Chính vì thế, người nấu cần hết sức cẩn thận để tạo nên nước dùng thơm ngọt chuẩn vị.
Xương bò sau khi đã được rửa sạch sẽ thì cho vào nồi. Đổ nước, bật lửa lớn và chần xương lần thứ nhất. Bỏ phần nước này đi và thay lần nước sạch thứ hai. Lần này khi nước sôi thì để bếp âm ỉ, ninh xương kỹ trong khoảng 2 – 3 tiếng để độ ngọt tiết ra ngoài.
Để tạo hương vị hấp dẫn cho nước dùng, bạn cho thêm gừng, quế khô đã được nướng cho vào nồi. Nêm thêm mắm, muối, hạt nêm… sao cho vừa với khẩu vị của các thành viên trong gia đình.
B3: Chuẩn bị bánh phở và đồ đi kèm
Để tạo nên một tô phở hoàn chỉnh, không thể thiếu đi bánh phở. Không nhúng phở vào nước dùng mà đun một nồi nước sôi riêng. Cho phở vào chần qua rồi hóng vớt ra và để phở ráo. Lưu ý không để phở lâu trong nước nóng vì có thể làm sợi phở nát. Ngoài ra, bày thêm chanh, ớt và rau sống trên đĩa để ăn kèm.
B4: Nhúng bò tái
Sau khi bày sẵn bánh phở đều ra các tô, tiến hành nhúng nạm bò tái để bỏ chung. Lưu ý bò đã thái mỏng chỉ cần trụng qua nồi nước dùng đang sôi. Bỏ phần thịt bò lên trên, rắc thêm rau thơm, các loại hành mùi đa dạng khác. Đổ nước dùng ngập bánh phở, rắc thêm một chút hạt tiêu, thêm chanh và ớt để tăng hương vị.
B5: Thành phẩm
Tô phở tái nạm đầy đủ topping, nóng hồi, dậy hương thơm, phần nước dùng ngọt thanh, từng lát thịt mềm thơm. Như vậy bạn đã hoàn thành món phở tái nạm đầy hấp dẫn cho gia đình mình!
➽➽➽ ĐỌC TIẾP: Cách nấu phở bò kiểu miền nam
3/ Lưu ý cần nhớ để món phở bò tái nạm thơm ngon
Để tạo nên những tô phở tái nạm thơm ngon, đúng vị, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:
- Cách làm nước phở trong hơn
Để nước phở trong hơn, tăng tính thẩm mỹ hơn, bạn nên tiến hành lọc bỏ cặn ở nước lèo. Luộc qua xương với nước lần 1 rồi đổ bỏ nước, tiến hành ninh kỹ ở lần nước thứ hai. Trong khi nấu nếu thấy bọt váng nổi lên thì dùng muỗng lớn bỏ phần váng đi là được.
- Giảm calo tiêu thụ cho người ăn kiêng
Với những người ăn kiêng, không muốn tiêu thụ quá nhiều lượng calo có thể cân nhắc thay đổi một số nguyên liệu. Ví dụ dùng nước hầm xương gà thay thế xương bò, hoặc dùng nguyên liệu bánh phở từ gạo lứt. Đồng thời, tăng lượng rau để bổ sung chất xơ và các khoáng chất cho cơ thể.
- Sử dụng nồi điện để tiết kiệm thời gian, công sức
Cuối cùng, để tối ưu hóa thời gian và công sức nấu nướng, bạn nên cân nhắc lựa chọn nồi nấu phở điện tiện dụng. Thiết bị nồi phở hiện nay được thiết kế với chất liệu inox bền chắc, có khả năng cách nhiệt tốt, dung tích đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu việc ninh xương bằng nồi thường tốn tới 4h thì nồi điện chỉ mất khoảng 45 – 60 phút. Những chiếc nồi phở điện hiện nay cũng được tích hợp hệ thống điều khiển tự động, đảm bảo an toàn khi đun nấu.
Giờ đây, bạn có thể tự chế biến phở bò tái nạm cho cả gia đình thưởng thức ngay tại nhà. Chúc các bạn áp dụng thành công cách thức chế biến được hướng dẫn trong bài viết trên!