Cách Nấu Phở Bò Tái: Ngon, Đơn giản, Đậm đà tại nhà
Có thể nói phở bò tái là kiểu nấu được khá nhiều người ưa chuộng. Thịt bò tươi được trụng sơ nên vẫn giữ nguyên vị ngọt và rất mềm. Những nguyên liệu kết hợp với nhau một cách hài hòa, tạo nên món ăn mang đậm bản sắc Việt.
1. Phở bò tái – Món ăn truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc
Phở bò tái được thêm vào thực đơn các quán ăn sau phở tái nạm, gầu. Thế nhưng, ngay khi vừa cho “ra mắt”, kiểu nấu này đã trở thành “con cưng” và là hình ảnh đại diện mỗi khi ta nhắc về phở.
Ăn phở tái chia ra làm 2 kiểu người: tái nhiều và tái ít. Một số anh, chị thích ăn miếng thịt bò còn hơi đo đỏ để cảm nhận được vị tươi mới. Có người bụng dạ yếu hơn thì lại trụng bò tới khi chúng trở thành màu hồng đẹp mắt. Thế mới nói ẩm thực VN thật đa dạng và nhiều màu sắc. Chỉ một món ăn thôi mà đã thấy rõ sự phân hóa về sở thích riêng biệt.
Người ra có thể ăn phở cả ngày, thậm chí là vào buổi đêm. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu khi mời khách ngoại quốc thưởng thức ẩm thực dân tộc. Ngày 12/12 còn được chọn làm ngày tôn vinh món phở. Hình ảnh món ăn truyền thống của VN đã được đăng tải trực tiếp trên Google của hơn 20 quốc gia.
2 . Đặc trưng của bát phở bò tái
Chỉ những tín đồ yêu ẩm thực mới có thể phân biệt các loại thịt bò dùng trong phở một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu xét về hình thức, ta rất dễ dàng phân biệt phở bò tái với phở nạm hay phở gầu. Nếm thử hương vị thì càng dễ dàng nhận biết hơn nữa. Món ăn này ghi điểm và tạo nên dấu ấn riêng biệt bởi nhiều lý do.
2.1 Nước dùng ngọt từ xương
Nước dùng phở tái được hầm từ xương bò tươi, rất giàu dưỡng chất. Những vị ngọt từ tủy xương tiết ra ngậy nhưng không hề bị ngấy. Xưa kia, người nấu rất hay cho thêm mì chính để nước dùng ngọt hơn. Tuy nhiên, xương bò hầm vốn ngọt thanh nên gia vị ấy đã bị loại bỏ khỏi nước lèo của phở tái.
2.2 Vị ngon từ thịt tái
Thông thường, bò tái thường sử dụng thịt thăn, phần nạc và mềm nhất. Nhờ vậy, miếng thịt sau khi được trụng sơ có màu hồng và còn giữ lại rất nhiều dinh dưỡng. Thử một miếng, bạn sẽ ngay lập tức bị chìm đắm vào hương vị thơm ngọt ấy. Một số thực khách thích ăn theo kiểu rải thịt sống trực tiếp lên phở, sau đó chan nước lèo nóng hổi. Khi ấy, miếng bò vừa hay chín tới, ăn ngon vô cùng!
2.3 Hàm lượng calo thấp
Đây chắc hẳn là mối lo ngại của những bạn thèm phở nhưng lại phải “dằn bụng” vì sợ béo. Trung bình, một tô phở bò tái sẽ cung cấp khoảng 430 Kcal. Bạn có thể dựa vào số liệu và đưa ra thực đơn cân đối trong ngày. Chỉ cần điều chỉnh được giữa calo hấp thụ và tiêu thụ, cân nặng cũng sẽ được kiểm soát dễ dàng.
Món phở này chắc chắn có hàm lượng calo thấp hơn phở đuôi bò, hay phở sốt vang. Bởi vì calo mỗi phần thịt của bò cũng khác nhau. Trong đó, 100gr thăn bò chỉ chứa 142 Kcal.
3. Cách nấu món phở bò tái tại nhà ngon tròn vị
Các hàng quán bún, phở mở ra ngày càng nhiều. Tại bất cứ con phố nào, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những chiếc nồi phở điện bốc hơi nghi ngút. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thực phẩm ngày càng đáng báo động. Vì vậy, nhiều người đã chọn cách tự mua nguyên liệu về chế biến. Với công thức chi tiết sau đây, bạn không cần phải ra hàng quán đông đúc. Nấu cho gia đình nhanh chóng chỉ bằng vài thao tác đơn giản như sau.
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Xương ống bò, thịt nạm bò (ức bò), thăn bò.
- Hương liệu: Quế, hoa hồi, thảo quả, trần bì,….
- Đồ chế nước lèo: Gừng, rễ mùi ta (ngò rí), hành tây và các loại gia vị thông dụng.
- Rau ăn kèm: Húng láng, mùi tàu, mùi ta, hành lá. Bạn có thể chọn rau theo ý thích (Lưu ý: Không chọn hẹ để ăn kèm thịt bò).
Làm sao để chọn xương bò ngon?
- Có thể chọn xương cục và xương ống. Tuy nhiên, nên ưu tiên xương ống. Vì phần tủy xương sau khi ninh nấu sẽ mang đến cho nước lèo hương vị tuyệt hảo.
- Nên đi chợ từ sáng sớm và mua xương ở nơi uy tín, có kiểm dịch rõ ràng.
- Chọn xương tươi thay vì đồ đông lạnh, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3.2 Cách làm chi tiết
Nấu phở bò tái có khó không? Câu trả lời là Không! Nếu muốn nước hầm xương thật chất lượng, có thể bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, chỉ mất khoảng 2 tiếng (không tính công đoạn sơ chế), bạn đã nấu được món phở thơm ngon cho gia đình! Thực hiện lần lượt theo các bước sau để có một tô phở chuẩn vị nhé!
B1: Sơ chế xương và thịt bò
Nước dùng và món phở sẽ mang hương vị đặc trưng của các loại nguyên liệu. Dính chút hôi bò thôi là thành phẩm của bạn sẽ không được như ý muốn.
- Đối với thịt: Bạn rửa sạch ức bò, thăn bò. Pha loãng muối với nước cốt chanh và muối rồi thả vào ngâm 60-90’’. Trong thời gian ngâm, bạn nên dùng muối hạt để xoa đều miếng thịt. Như vậy sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Sau đó, bạn cho thăn bò vào tủ lạnh khoảng 30’’ để dễ thái lát.
- Khử mùi xương bò: Rửa sạch xương với muối hạt và chanh. Pha loãng giấm với muối, cộng thêm củ gừng đập dập . Cho xương vào ngâm 4-5 tiếng để khử sạch mùi, Luộc sơ xương với nước (thêm gừng và rượu trắng). Sau đó rửa nước sạch để khử mùi hoàn toàn.
B2: Ninh xương nấu nước dùng
Sau khi thực hiện xong hết các công đoạn sơ chế, bạn tiến hành hầm xương. Tại bước này sẽ chia làm 2 công đoạn chính:
- Hầm xương, luộc chín nạm bò: Cho xương và thịt ức vào nồi, đổ ngập nước, thêm chút muối. Sau khi nước sôi thì giảm nhiệt để xương ra nước ngọt từ từ. Vớt nạm bò ra trước và cho vào nước lạnh để thịt không bị thâm và giòn hơn.
- Chế biến nước lèo: Nướng hành tây, gừng, cạo sạch phần vỏ cháy. Cho tất cả vào một chiếc lồng và thả vào nồi nước hầm xương. Nêm nêm theo khẩu vị (Lưu ý: Không nên cho nước mắm vì sẽ làm chua nước lèo).
Nếu bạn không có nhiều thời gian thì tắt bếp sau khi cho các hương liệu phở khoảng 90’’ nhé!
B3: Chuẩn bị phở và rau ăn kèm
- Nếu sử dụng phở khô, bạn ngâm nước 15-20’’ cho các sợi được mềm. Sau đó trụng nước sôi và cho vào tô lớn. Phở tươi thì bạn chỉ việc chần và cho ra bát.
- Nhặt lá vàng, rửa sạch rau ăn phở, Sau đó cắt nhỏ và cho ra đĩa.
- Thịt nạm: Xắt theo thớ thành những miếng mỏng cho vừa miệng.
- Thăn bò: Dùng dao sắc thái thịt thành lát mỏng (tùy theo sở thích), Không thái vụn.
B4: Hoàn thành và thưởng thức
- Sau khi cho bánh phở vào tô, bạn xếp các miếng nạm bò xung quanh sao cho đẹp mắt. Trụng thịt thăn với nước tới khi miếng bò đổi màu hồng là vừa tới (khoảng 30s). Bạn muốn ăn chín thì có thể trụng lâu hơn.
- Rải các loại rau lên trên, chan nước lèo ngập nguyên liệu. Để gia tăng hương vị, bạn có thể cho thêm giấm tỏi, chanh và tương ớt. Ăn phở thêm vài miếng quẩy cũng rất thú vị.
4. Một số mẹo để có bát phở bò tái ngon đậm đà
Thực tế, cách nấu phở tái cũng gần giống với các phương pháp chế biến phở bò khác. Bên cạnh đó, thịt bò cũng là một trong những nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều tới vị phở. Dưới đây là một số Tips để bạn nấu đậm đà, thơm ngon.
4.1 Chọn thịt bò
Trước hết, bạn nhìn màu sắc, chọn những miếng bò đỏ tươi và vẫn còn óng ánh độ ẩm. Sau đó, ấn tay vào miếng thịt và cảm nhận độ đàn hồi. Nếu thịt bị lõm vào và dính nhớt tay thì không nên mua. Nếu bạn muốn chọn phần thăn có cả nạc và mỡ thì mỡ phải có màu vàng nhạt và không bị bùng nhùng.
4.2 Bí quyết hầm xương
Ngoài những thao tác như hớt bọt thường xuyên và lọc cặn xương, chọn nồi để hầm xương cũng không thể qua loa. Nếu dùng cách thông thường, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn. Một số bà nội trợ sẽ sử dụng nồi áp suất, cách này cũng rất hợp lý!
Tuy nhiên, nồi điện hầm xương vẫn là lựa chọn tối ưu nhất. Với thiết bị này, bạn không cần phải ngồi canh chừng, thời gian ninh xương cũng nhanh hơn mà nước lèo còn trong vắt.
Phở bò tái không chỉ là một món ăn thông thường mà còn đại diện cho nền ẩm thực của cả quốc gia. Gìn giữ nét tinh hoa ấy cũng chính là bảo tồn văn hóa dân tộc. Nếu có cơ hội được trổ tài thì đừng quên công thức nấu đơn giản và dễ dàng này nhé!