Cách Nấu Hủ Tiếu Dê: Ngon, Thanh đạm, Hấp dẫn nhất
Hủ tiếu dê khá kén người ăn. Nhiều người lo rằng món này có mùi “đặc biệt”, nên nghe tên đã thấy không hấp dẫn. Thế nhưng, nếu chưa từng thử đặc sản này thì thật đáng tiếc. Bạn có thể tự nấu theo bí quyết sau xem sao? Đảm bảo không gây mùi thịt dê mà chỉ có hương vị thơm phức và đậm đà.
1. Hủ tiếu dê được nấu bằng phần thịt nào thì ngon nhất?
Để nấu được món ngon lành, bạn có thể chọn thịt đùi, lưng hoặc nạm. Đây là những phần có chứa nạc, mỡ và cả chút xương. Hầm lâu thì ngọt, mềm mà không hề mất đi dưỡng chất vốn có.
Ngoài ra, cần chọn thịt dê tơ, thời gian mổ lấy thịt không quá 12 tiếng. Hơn nữa, buộc phải chọn loại có mùi đặc trưng, dê mất mùi vì đã để lâu ngoài không khí. Lần đầu ăn có thể bạn sẽ thấy “khó khăn” nhưng cảnh báo là rất dễ “nghiện” đấy nhé!
Không ai biết hủ tíu dê bắt nguồn từ đâu. Ban đầu, người địa phương nấu với lòng dê là chính. Tuy nhiên, do kén người ăn nên họ thay thế bằng thịt dê và đưa vào buôn bán. Món ăn này rất “kỳ công” trong khâu sơ chế. Đó là mới đề cập tới việc bạn dùng thịt, không dùng lòng hay xương dê.
Tuy nhiên, cánh mày râu đặc biệt rất mê món ăn này. Chị em hay chính các anh hãy xem ngay những bước tiến hành dưới đây. Đảm bảo vừa dễ, lại vừa được ăn ngon và còn “đổi gió” dịp cuối tuần!
2. Cách nấu hủ tiếu dê ngon, hấp dẫn nhất
Với công thức sau, bạn sẽ nấu tô hủ tiếu theo kiểu dễ ăn nhất. Đây cũng là bước đầu để bạn thưởng thức và “làm quen” với món ăn lạ miệng này. Biết đâu bạn lại được tự hào vì khả năng nấu nướng “thần thánh” thì sao nhỉ? Bắt đầu đi chợ mua nguyên liệu ngay thôi nào!
2.1. Nguyên liệu
- Sợi hủ tíu khô: Chọn loại nhỏ bằng ½ sợi phở thông thường. Màu trắng tự nhiên và không bị mốc xanh đen.
- Xương heo: Có màu đỏ tươi, không bị thâm đen hay có máu tụ. Ống xương có độ rộng tủy khoảng 2-3 đốt ngón tay. Không nên mua xương đông lạnh, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
- Thịt dê: Chọn theo các tiêu chí đã đề cập trên. Ưu tiên dê tơ để thịt non, mềm, dễ khử mùi và cũng dễ ăn hơn.
- Rau thơm: Húng quế, mùi tàu (ngò gai), giá đỗ,…
- Gừng, quế, hồi,…
- Bột cà ri, ngũ vị hương, dầu màu điều (quan trọng)
- Rượu, gia vị thông dụng,…
2.2. Hướng dẫn các bước
Để nấu thành công thì từ khâu sơ chế đã là bước cực kỳ quan trọng. Bạn nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện lần lượt theo đúng hướng dẫn. Chỉ cần cẩn thận hơn là sẽ đạt được thành quả mong muốn!
Bước 1: Sơ chế thịt dê
- Đập dập gừng (nhiều) và chà xát lên khắp miếng thịt dê, thêm rượu vào và “mát-xa” cùng với hỗn hợp. Thực hiện thao tác trong 5-7’’ xong thì rửa sạch với nhiều lần nước.
- Cắt thành các miếng vuông và dày, Ướp cùng ngũ vị hương 20’’.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Xương heo: Rửa với rượu pha muối, chần qua rồi vệ sinh sạch, để ráo.
- Hương liệu: Rang thơm trên chảo nóng hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 5’’ cho dậy mùi. Ngoài ra, bạn có thể nướng bằng bếp than (nếu có).
- Cạo sạch vỏ gừng và cắt miếng hoặc để nguyên củ, đập dập. Rau thơm dùng ăn sống là chính nên bạn sơ chế thật sạch rồi ngâm muối loãng loại bỏ tạp chất.
Bước 3: Hầm thịt dê
- Hầm xương heo trong khoảng 3-4 tiếng. Không nêm gia vị giai đoạn này vì sẽ làm nước bị đục và lợn cợn. 30-60’’ mở vung hớt bọt 1 lần.
- Tiếp theo, cho thịt dê cùng gừng đã sơ chế vào nồi, thêm nước, đun trong 25’’.
- Thêm 1 thìa bột cà ri, chút đường và tiếp tục hầm trong 60-90’’. Có thể hầm lâu hơn để nước lèo sánh ngọt và đậm đà. Cho thêm nước sôi nếu bị cạn.
Bước 4: Chế biến nước dùng
- Vớt xương đã hầm nhừ ra ngoài,để các nguyên liệu còn lại bên trong và chế nước dùng.
- Cho quế, hồi đã rang vào và đậy nắp, đun thêm 30-40’’. Sau đó, thêm dầu điều, hạt nêm, sa tế (nếu thích),… Điều chỉnh gia vị sao cho vừa miệng.
Bước 5: Bày trí món ăn và thưởng thức
- Ngâm hủ tíu khoảng 10” cho mềm rồi trụng với nước sôi. Vớt ra và cho vào âu nước đá rồi bày ra tô lớn.
- Bày lên trên cùng giá đỗ, mùi tàu, rau quế và gắp riêng các miếng thịt dê để vào bát. Cuối cùng là chan nước dùng nóng hổi, thêm chanh, ớt tùy khẩu vị.
- Ăn ngay để sợi hủ tiếu giữ được vị dai ngon, không bị bở quá mức.
Thành phẩm ngon và hoàn hảo là khi thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Miếng thịt dê dày nhưng mềm, ngọt, không hôi mùi.
- Nước dùng đậm đà, hương liệu nêm nếm vừa đủ.
3. Lưu ý cần biết để nấu hủ tiếu dê ngon như nhà hàng
Nếu order ngoài cửa hàng, bạn hãy yêu cầu người bán để riêng hủ tiếu và nước lèo thịt dê. Khi bắt đầu thưởng thức, bạn mới trộn lẫn 2 tô và thêm các gia vị cần thiết. Tía tô hay cải bẹ xanh dùng kèm với món ăn này cũng rất ngon mà lại tốt cho sức khỏe.
Nhiều bạn hay thắc mắc nhà hàng có công thức gia truyền nào không mà lại có vị đặc trưng. Chắc hẳn là do chủ quán đã sử dụng nồi nấu hủ tiếu bằng điện để chế biến. Thiết bị này giúp rút ngắn thời gian hầm. Từ đó, người nấu có thể tập trung làm các công việc khác. Chăm chút cho hương vị của nước lèo hơn mà không cần vội vàng cho kịp giờ bán. Ngoài ra, cần phải lưu ý những điều sau:
- Chọn thịt heo chuẩn tươi, màu sáng, ấn tay cảm nhận được độ căng của từng thớ thịt, da mỏng, có nhiều nạc.
- Không lạm dụng hương liệu để khử mùi đặc trưng của thịt dê. Bạn sẽ chẳng thể nào thưởng thức được một thìa nước lèo có mùi nồng.
- Gừng và rượu là 2 nguyên liệu cần thiết để khử sạch mùi gây của dê và xương heo.
- Thực hiện lần lượt theo đúng trình tự các bước, không nhảy cóc hay đảo lộn.
Với “bí kíp gia truyền” trên đây, chắc chắn bạn sẽ có 1 tô hủ tiếu dê thơm, ngon đúng điệu. Nếu đã chán các món ăn bình dân như phở, bún, miến thì ngại gì không thay đổi? Ngoài ra, công thức mới còn làm tay nghề nấu nướng của bạn ngày càng thăng hạng.