Cách Nấu Hủ Tiếu Bò Viên: Ngon, Đơn giản, Đậm vị nhất
Hủ tíu xuất phát từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam những năm đầu thế kỉ XIX. Tương tự như bún, phở, đây là món ăn có nhiều kiểu biến tấu, sáng tạo theo từng địa phương. Dưới đây là cách nấu hủ tiếu bò viên đổi bữa cho ngày cuối tuần. Cùng thực hiện để thưởng thức món ăn không mới nhưng lại lạ miệng này nhé!
1. Hủ tiếu bò viên vì sao lại Hot đến vậy?
Giữa vô vàn các loại như khô, nước kết hợp, hủ tíu bò viên vẫn có được sự yêu thích. Đó là vì nước dùng vừa trong vừa ngọt được hầm từ xương và rau củ. Thêm vào đó là những viên thịt tròn xoe béo ngậy. Ăn rất ngon, mát mà lại không hề bị ngán.
Ngoài ra, đây là một món ăn đầy đủ dinh dưỡng và có thể dùng làm bữa chính. Vitamin, khoáng chất có trong rau củ giúp đẹp da, bổ sung chất xơ, tốt cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, sắt và selen có trong thịt bò còn làm tăng sinh hồng cầu, rất tốt cho máu.
Thế nhưng, 1 tô hủ tíu như vậy lại bổ sung tới gần 600 Calo. Đây quả thực là con số không hề nhỏ. Chưa cần kể tới chất béo hay hàm lượng những hợp chất khác. Chỉ “con số biết nói” kia thôi đã khiến cho những cá nhân ăn theo chế độ phải “run rẩy”. Vì thế, đây không phải món ăn khuyên dùng cho người ăn kiêng hay vận động viên phải giữ cân.
➤➤➤ CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM: Hủ Tiếu Nam Vang Thành Đạt
2. Cách nấu hủ tiếu bò viên Ngon, Đơn giản nhất
Người có kinh nghiệm chia sẻ lại rằng những viên bò là thành phần “chủ chốt”. Vì vậy, ta cần cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu tươi, ngon, tránh bị bở. Để nấu được món ăn chuẩn vị, bạn chuẩn bị theo hướng dẫn dưới đây.
2.1 Nguyên liệu
- Xương bò (xương heo), thăn bò, giò sống
- Hủ tiếu khô
- Củ cải, cà rốt, hành tây, gừng
- Cá/tôm/mực khô
- Rau thơm ăn hủ tíu các loại (tùy thích)
- Gia vị: hạt nêm, mắm, tiêu, tỏi,…
Tips mua nguyên liệu!
- Cà rốt: Màu cam đậm, kích thước vừa phải, cuống có màu xanh đậm. Tránh chọn những củ bị dập nát, nhũn mềm. Cà rốt ngon phải có vỏ bóng, mịn, không có khe nứt.
- Củ cải: Có hình dáng thuôn dài về phía đuôi. Không chọn những củ đuôi mập vì chúng sẽ bị nhạt, mất vị khi nấu. Cuống phải tươi và có màu xanh non, thân không bị thâm đen, dập nát.
- Cá/tôm/mực khô: Mua tại cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Các đồ cần còn vị thơm nguyên bản, không bị ẩm mốc hay đổi màu. Đặc biệt không mua những loại có mùi ẩm và đã qua sơ chế.
2.2 Cách làm
Hủ tiếu thoạt nhìn thì nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn giống phở. Tuy nhiên, món ăn này lại có khá nhiều điểm khác biệt trong cách chế biến. Đừng bạn nào nhầm sang cách nấu phở nhé!
B1: Sơ chế thịt và xương bò
- Ngâm xương bò với gừng, sả, muối khoảng 3-4 tiếng để khử mùi hôi. Hoặc dùng phèn chua để tẩy trắng xương. Khi nấu, nước dùng trong và thơm hơn. Sau đó, trụng sơ xương với nước sôi và ngâm rượu trắng khoảng 30’’. Bạn có thể rửa lại với nước hoặc để nguyên vậy nấu sẽ cho vị ngọt hơn.
- Thịt bò: Dùng muối chà xát sau đó ngâm rượu khoảng 15-20’’. Để ráo và cắt thành những miếng nhỏ. Ướp với dầu ăn và hạt tiêu.
B2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Cà rốt, củ cải: Nạo vỏ, bỏ gốc và cắt thành các khúc tròn, dày từ 2-3cm.
- Sơ chế rau thơm, khử khuẩn bằng cách ngâm muối loãng sau đó vảy khô nước.
- Hành tây, gừng nướng thơm, lột vỏ, bổ làm 2 hoặc 4.
- Cá/tôm/mực khô ngâm nước ấm cho ra hết chất bẩn.
B3: Xay, nặn bò viên
- Cho thịt bò, hạt nêm, 1 chút nước mắm vào máy xay nhuyễn. Hoặc bạn có thể dùng cối giã. Cách này sẽ cho thành phẩm ngon hơn nhưng lại khá mất thời gian và công sức.
- Bạn có thể mua thêm mỡ bò và xay cùng thịt tại bước này (không bắt buộc)
- Thêm tiêu nguyên hạt và trộn đều. Có thể dùng tiêu xay nhưng khi ăn sẽ mất đi vị cay tê. (Nếu không ăn cay thì lược bỏ công đoạn này).
- Nặn thành những viên có đường kính khoảng 2.5-3cm sao cho vừa vặn.
- Đun 1 nồi nước sôi, luộc bò viên trong 10’’. Làm như vậy để thành phẩm giữ được độ dai, ngọt và không bị thâm đen.
B4: Nấu nước lèo
- Dùng nước luộc bò để ninh xương, thêm nước sôi nếu cần và hớt bọt thường xuyên.
- 30’’ sau cho thêm củ cải, cà rốt, hành tây, gừng. Cuối cùng là tôm/cá/mực khô. Hầm thêm 30-60’’, cho gia vị vừa miệng.
B5: Trụng hủ tíu
- Ngâm hủ tíu khoảng 10’’ trong nước, đun sôi, thả mì vào trụng.
- Bạn vớt 1 sợi và bấm đầu ngón tay xem mì đã chín hay chưa (hoặc luộc khoảng 5-7’’). Vớt ra và ngâm nước đá từ 2-3’’. Có thể trụng giá đỗ ngay trong bước này nếu bạn không muốn ăn sống.
B6: Chan nước lèo
- Cho hủ tiếu, bò viên, rắc hành, mùi ta, mùi tàu băm nhỏ lên trên cùng. Vớt củ cải và cà rốt tùy ý. Cuối cùng là chan nước lèo ngập nguyên liệu. Thêm giá đỗ, các loại rau thơm, ớt, chanh,… (nếu thích).
3. Yêu cầu đối với thành phẩm món hủ tiếu bò viên
Bạn thấy thành phẩm vừa làm xong có đúng với mong muốn hay chưa? Tô hủ tiếu bò viên ngon được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
- Viên bò chắc thịt, không bị khô hay quá nhiều mỡ. Khi ăn thấy vị thơm và mềm, ngọt của bò. Thỉnh thoảng lẫn hạt tiêu nên có vị cay nồng.
- Hủ tiếu dai, không bị bở hay có mùi chua.
- Nước lèo ngọt tự nhiên từ xương, đồ khô, rau củ. Không bị lợn cợn từ xương bò hay quá nhiều váng mỡ.
4. Bật mí cách nấu hủ tiếu bò viên tròn vị hơn
Nước hầm món nào cũng vậy, đun càng lâu xương càng tiết ra được vị ngọt. Để cải thiện hiệu quất, các hàng quán thường dùng nồi nấu hủ tiếu điện. Công cụ này vừa giúp tăng năng suất mà lại giảm chi phí phát sinh. Ngoài ra, để nấu được tô hủ tíu ngon như ngoài hàng, bạn cần nắm những bí quyết dưới đây.
4.1 Chọn thịt và xương bò tươi
Xương và thịt là 2 thành phần rất quan trọng khi nấu. Vì vậy, bạn cần mua tại những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Thịt hay xương đều phải có màu đỏ tươi, không nhớt hay ôi thiu.
- Thịt bò để làm viên nên ưu tiên phần thăn. Khi ấn tay thử đàn hồi thì thịt không bị dính tay. Ưu tiên mua thịt bò cái hơn bò đực vì chúng đỡ bị gây mùi bò. Đặc biệt, mua được bò tơ thì càng tốt. Tuy nhiên, giá thành loại này sẽ đắt hơn.
- Xương bò nên mua phần xương ống có đường kính khoảng 2-2.5cm. Đây là xương bò trưởng thành, nhiều dưỡng chất và đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng.
4.2 Trụng hủ tíu dai, không bị nát
Như cách đã hướng dẫn bên trên, bạn có thể ngâm hủ tiếu với nước đã sau khi luộc. Ngoài ra, trước khi thả mì vào nồi nước thì hãy thêm 1 thìa dầu ăn. Làm vậy giúp các sợi không bị dính vào nhau. Nên dùng ngay sau khi chan nước lèo. Hủ tiếu làm từ bột gạo, để càng lâu sẽ càng hút nước và bị trương phình, mất độ ngon.
4.3 Xay thịt bò với giò sống
Trên thực tế, thịt bò là 1 loại nguyên liệu có khả năng “thách thức” người nấu rất cao. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ làm ra những viên thịt ăn vừa cứng vừa khô. Vì thế, một số mẹo nhỏ như cho thêm thịt mỡ rất có tác dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng giò sống để tăng độ kết dính giữa các thớ thịt. Nhờ vậy, thành phẩm sẽ đảm bảo độ mềm, mọng nước và cả vị thơm của thịt bò.
Hy vọng, cách nấu hủ tiếu bò viên trên đây sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong thử thách nấu nướng. Món ăn này dù có khả năng tăng cân nhưng thỉnh thoảng đổi bữa cũng rất thú vị. Không cần tới miền Tây sông nước hay Mỹ Tho, Sài Gòn,… bạn hoàn toàn tự nấu được tại nhà. Chúc bạn thành công và chế biến được thành phẩm hấp dẫn, thơm ngon.