Cách Nấu Phở Bò Không Cần Xương: Đơn giản, Độc đáo
Khác với công thức nấu phở bò truyền thống cần từ 6-10 tiếng mới có được nồi nước dùng ưng ý. Cách nấu phở bò không cần xương chỉ vỏn vẹn 45 phút – 1 tiếng là bạn đã có được những bát nước dùng ngọt thanh, không thua gì xương hầm thật. Học lỏm bí quyết nấu độc đáo này ở bài viết dưới đây!
1. Vai trò của xương hầm trong nước phở
Từ cổ chí kim, xương ống bò hầm luôn được mặc định là nguyên liệu cần có để góp phần nên 1 món phở thơm ngon tròn vị. Vậy rốt cục xương hầm đóng vai trò như thế nào đối với nước phở? Tìm câu trả lời ngay dưới đây:
1.1. Tạo độ ngọt cho nước dùng
Mỗi ống xương bò khi được ninh hầm trong nồi đun từ 3-4 tiếng sẽ bắt đầu tiết ra chất ngọt từ phần tuỷ. Hoàn toàn không giống với vị ngọt gắt hoá học của đường trắng, hay vị ngọt lờ lợ của hạt nêm hoặc mì chính. Tuỷ xương sẽ cho ra chất ngọt rất dịu và thanh tao, khi nếm không bị khó chịu khản đặc cổ họng.
Chính nhờ vị ngọt chuẩn mực này mà bạn không cần nêm nếm quá nhiều các gia vị khác, chỉ cần tập trung giữ nước dùng được trong vắt, thơm lừng là đủ.
1.2. Gia tăng hương vị của món phở
Ngoài vị ngọt tự nhiên, xương hầm còn giúp nước phở thơm ngon một cách có chiều sâu hơn. Thay vì nêm nếm nhiều gia vị, nồi nước dùng vẫn sẽ ngon, song độ sâu sắc lẫn hậu vị của nước dùng không hấp dẫn. Nhưng với xương hầm, chúng sẽ từ từ tiết ra các chất béo ngọt, có tác dụng trung hòa hương vị rất tốt. Món phở vì vậy cũng thơm ngon và dậy mùi hơn rất nhiều.
2. Nấu phở bò không cần xương có được không?
Việc sử dụng xương bò hầm để làm nước phở ngon hơn là chân lý không thể chối cãi. Song nếu muốn tìm cách nấu phở bò không xương mà vẫn ngon thì bạn vẫn có thể dễ dàng thực hiện được. Cách đơn giản nhất là bạn dùng ngay nước trụng thịt bò – các phần thịt mà bạn chuẩn bị dùng cho món phở đã được luộc qua – lấy nước luộc đun lại, nêm nếm thêm các loại thảo mộc và gia vị.
Song với cách nấu này thì nước dùng dù có thêm nhiều hương liệu sẽ vẫn thiếu 1 chút chiều sâu đúng điệu của phở. Thế nên, bạn hãy cho vào nước trụng thịt một gói vị nấu phở. Điểm đặc biệt của chúng là chiết xuất từ thịt và xương bò, quyện cùng quế, hồi, thảo quả… một gói nêm cô đặc sẽ giúp nồi nước dùng đậm đà hơn rất nhiều.
3. Cách nấu phở bò không dùng đến xương
Bạn có quá ít thời gian nhưng vẫn muốn nấu được nồi phở ngon, vậy thì áp dụng công thức đi chợ và chế biến theo phương sau:
3.1. Nguyên liệu
- Bánh phở tươi: 1kg
- Bò viên: 500g
- Thịt nạm bò: 600g
- Thịt bắp hoa: 400g
- Rau mùi: 200g
- Gừng nướng: 2 củ nhỏ
- Hành tím nướng: 10 củ
- Hành lá: 8 cây
- Hành tây: 1 củ
- Gói vị nấu phở: 1 gói
- Các loại gia vị thiết yếu: muối, đường, mì chính, hạt nêm…
3.2. Quy trình thực hiện
-
B1: Sơ chế nguyên liệu
1kg thịt bò bắp hoa và nạm mua về bạn rửa sạch dưới nước lạnh. Sau đó, bạn bóp đều phần thịt với hỗn hợp chanh và muối để xả bớt mùi tanh đặc trưng của bò. Với thịt bắp hoa bạn để ráo và thái thật mỏng, còn thịt nạm bạn để nguyên khối chuẩn bị luộc sau đó. Riêng phần bò viên bạn chỉ cần rửa sạch 2-3 lần và khứa hình chữ thập để viên được bung nở, hấp thụ chất ngọt của nước dùng khi thả vào.
Các loại rau mùi bạn ngâm muối rửa sạch và giũ ráo. Phần hành lá bạn rửa và băm nhỏ để tiện nêm nếm khi ăn. Với củ gừng, hành tây và hành tím, bạn cạo sơ phần vỏ ngoài và cắt lát mỏng, nướng cho bốc mùi thơm để chuẩn bị thả vào nước dùng.
-
B2: Nấu nước dùng
Bạn đun một nồi nước khoảng 3 lít, thả gừng và hành nướng thả vào. Khi nước sôi bạn thả phần thịt nạm đã sơ chế vào luộc dưới lửa liu riu tầm 45 phút để thịt được mềm nhừ từ từ. Nhanh tay nêm vào nồi 3 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt để thịt thấm vị đậm đà.
Khi luộc bạn cần túc trực hớt bọt khí để nước được trong và thơm mùi thịt nguyên chất. Khi chín vớt thịt ra để nguội cùng một ít đá lạnh cho thịt săn giòn hơn, cuối cùng là thái lát mỏng bày lên đĩa.
Phần nước luộc thịt bạn đổ qua nồi có dung tích lớn hơn, châm thêm 05 lít – 1 lít nước sạch để bắt đầu đun nước dùng. Khi nước vừa sôi bạn thả ngay gói gia vị phở vào khuấy đều tay cho bột tan hoàn toàn. Nước đã sôi đậm đà bạn thả toàn bộ phần bò viên đã chẻ hình chữ thập vào nấu chín đẫm vị.
-
B3: Bày trí
Bạn đun nồi nước sôi hạ lửa liu riu để nước nóng sôi tầm 70 độ C, lấy bánh phở chần sơ qua để bánh nở đều, mềm mọng và nóng sâu hơn, nước phở thấm vào bánh cũng dễ dàng hơn. Tiếp tục dùng nước sôi tráng sơ những chiếc bát bạn dùng để bát kéo dài thời gian giữa ấm.
Xếp bánh phở, thịt, hành vào bát rồi đổ nước lèo lên phía trên. Cuối cùng bạn rắc tiêu xay vào cho nước phở thơm dậy mùi đặc trưng.
-
B4: Thưởng thức
Bát nước dùng áp dụng thành công cách nấu này sẽ vẫn giữ được độ thanh tao, ngọt dịu. Miếng bắp hoa bò mềm mọng, miếng nạm bò béo ngậy thơm phức ăn cùng viên bò chắc nịch. Một bát phở đủ đầy và thanh vị tròn trịa như thế chắc chắn sẽ khiến người thưởng thức mê đắm quên lối về!
✔✔✔ CHIA SẺ: Cách làm phở bò tái, Ngon, Đơn giản, Chuẩn vị
4. Bí kíp để nấu phở không xương vẫn ngon
Biết rằng độ ngọt từ thịt nạm, thịt bắp hoa mang lại sẽ không thể sánh bằng chất ngọt tinh túy từ xương ống hầm, song đây đã là cách nấu phở bò không cần xương hiệu quả nhất, mang đến hương vị gần chuẩn nhất! Khám phá 3 bí kíp này để món phở của bạn thêm hấp dẫn:
4.1. Chọn gia vị nấu phở
Khi mua và sử dụng những gói nêm này, hãy chọn đúng thương hiệu uy tín, cơ sở bán hàng có tâm.
Bởi thị trường đang lan tràn viên phở siêu ngọt được nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi thả viên này vào nồi nước sẽ ra màu và mùi hệt như nồi nấu phở đã được hầm xương. Tác hại khi ăn là khiến người dùng choáng váng, mệt mỏi trong cơ thể, nếu vô tình dùng lâu ngày sẽ khiến sức khỏe suy kiệt.
4.2. Tận dụng nước trụng thịt để nấu phở
Nước trụng hoặc luộc thịt khi ninh trong 45 phút – 1 tiếng sẽ tiết ra một lượng lớn chất bổ dưỡng và vị ngọt béo tự nhiên của miếng thịt. Nhờ vậy mà phần nước trụng thịt có rất nhiều hương vị hấp dẫn – chỉ là chúng không đủ tinh tế như xương ống. Việc tận dụng thứ nước này làm nước phở thì hương vị đầu ra vẫn thơm ngon tuyệt vời!
4.3. Cho nhiều topping ăn kèm
Cho nhiều topping thả vào ăn kèm cũng là cách hay để gia tăng độ phong phú cho hương vị nước phở lẫn tổng hoà món ăn. Ví dụ như cho thêm bò viên sẽ giúp món phở thơm phức mùi bò đặc trưng, cảm giác khi ăn cũng thú vị hơn.
Trên đây là cách nấu phở bò không cần xương rất hay ho và hiệu quả mà chúng tôi đã đúc kết được qua nhiều năm. Hy vọng, bạn đã tích lũy được nguồn kiến thức hữu ích và áp dụng thành công vào thực tiễn, tạo ra thật nhiều bữa ăn ngon cho gia đình.