Skip to main content

Công Thức Nấu Phở Bò Kinh Doanh: Siêu Lãi, Hồi vốn nhanh

2.950 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (2 bình chọn)

Công thức nấu phở bò kinh doanh nhìn chung thì có vẻ tương tự nhau. Thế nhưng mỗi cửa hàng lại có bí quyết riêng biệt. Mỗi thương hiệu đều cạnh tranh nhau về vị trí, phong cách, bảng hiệu,… Thế nhưng, thứ khiến khách hàng “phải” quay lại nhiều lần chính là chất lượng món ăn. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh phở, hãy xem ngay công thức tổng quan dưới đây!

1. Nấu phở bò kinh doanh cần đạt các tiêu chuẩn gì?

Hẳn là bạn cũng biết, nấu phở bán hàng khác với việc chế biến tại gia. Vì số lượng cần phục vụ nhiều hơn, phải đáp ứng khẩu vị nhiều thực khách hơn. Do đó, đây là công việc dành cho những người thực sự có trình độ và tay nghề cao. Vậy để có thể mở quán, tô phở bò cần đạt những tiêu chí gì?

nấu phở bò cho quán hàng

1.1 Về nguyên liệu

Các nguyên liệu đều phải đảm bảo tươi, ngon, không bị hôi mùi. Có đầy đủ các loại thịt như gầu, tái, nạm, gân,… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Rau ăn kèm, tương ớt, quẩy,… cũng phải nhập từ các nhà cung cấp uy tín. 

Đặc biệt, mỗi ngày chủ kinh doanh đều phải dùng thực phẩm mới hoàn toàn, không sử dụng lại. Khi bán hàng thì chất lượng VSATTP cần được đặt lên hàng đầu. Tuyệt đối không vì lợi ích mà làm trái lương tâm. Vì hành động đó chính là bán rẻ thương hiệu của chính bạn.  

1.2 Hương vị món ăn

Dù nấu với số lượng bao nhiêu, nước dùng vẫn cần giữ được bản sắc. Mùi thơm của hương liệu và sự ngọt thanh của xương hầm. Nấu phở bò thì không nên cho mì chính và nước mắm. Mì chính khiến nước bị ngọt lợ, nhiều người không thích nguyên liệu này. Chủ tiệm có thể để riêng lọ bột ngọt ở các bàn để khách hàng tự nêm theo sở thích. 

hương vị phở bò kinh doanh

Nước mắm dù khiến nước dùng đậm vị hơn nhưng để nguội sẽ bị chua, mất đi vị ngọt thanh ban đầu. Nhiều cơ sở phục vụ hàng trăm thực khách nhưng lại sử dụng rất ít xương hầm. Điều này khiến cho chất lượng món ăn bị giảm sút, kinh doanh không bền vững.

1.3 Chất lượng phở và thịt

Bánh phở là 1 trong những nguyên liệu quan trọng. Nhiều người vì tiếc rẻ mà để qua ngày rồi vẫn bán lại cho khách. Nếu bạn cho rằng trụng kỹ nước sôi, sẽ không ai nhận ra phở cũ thì thật sai lầm. Bởi sợi phở tươi ăn vào là thấy rõ độ dai, ngon. Nước phở cũng không thể nào lấn át đi được mùi thơm của gạo trong từng sợi. Vì vậy, đừng bao giờ dùng “chiêu trò” với khách hàng. Gặp người khó tính là việc kinh doanh coi như bỏ. 

chất lượng thịt bò

Tương tự với thịt cũng vậy. Hãy chọn lọc thật kỹ và tìm nhà phân phối chất lượng. Bò có mùi đặc trưng nên dù có bị hôi cũng rất dễ nhận ra. Đây đều là những “linh hồn” của tô phở, bạn không nên chọn qua loa. 

2. Những nguyên liệu không thể thiếu khi nấu phở bò kinh doanh

Vì sao lại nói phở bò là tinh hoa của ẩm thực Việt? Đây là món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Bên cạnh đó là kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hiểu sao chừng ấy thứ đồ lại tạo thành sự hòa hợp đến vậy. Tùy theo lượng khách hàng trong ngày, chủ quán cân đối đồ cần mua sao cho phù hợp. Thực chất, đây là 1 quá trình dài và cần có nhiều thời gian để khảo sát. Dưới đây là công thức cho thành phẩm là 100 suất.   

2.1 Nguyên liệu nấu nước dùng

gia vị nấu nước dùng

  • Xương bò: 15- 17kg xương ống. Phần khấu đuôi nấu được nước lèo ngon hơn nhưng lại đắt. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì nên ưu tiên xương ống.
  • Hành khô, hành tây, gừng
  • Quế khô: 6-7 lạng
  • Thảo quả: 10-12 quả
  • 12-15 cánh đại hồi, 2 lạng tiểu hồi, 2 lạng hạt mùi,…

Chọn xương bò chuẩn ngon cần lưu ý:

  • Không chọn màu tối: Xương có màu đỏ tươi, không sạm đen hay có những màu xanh bất thường.
  • Mùi hương: Không chọn những phần đã để quá trưa, mùi ôi, tanh nồng. Nếu có nhà cung cấp trực tiếp từ lò mổ thì hãy tận dụng cơ hội này. 
  • Kích thước: Ống xương to khoảng 3-5cm là đủ. Không nên chọn to quá hoặc nhỏ quá. Kích thước nhỏ là bò non, ốm, bệnh, không đủ chất.

nguyên liệu nấu nước dùng

  • Không mua đồ đông lạnh: Việc tích trữ đồ trong nhà hàng là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu có thể hãy mua đồ tươi mỗi ngày. Thức ăn đông lạnh sau khi rã đông là đã mất bớt 1 phần dưỡng chất. Hơn nữa, nếu mua sẵn đồ cấp đông bên ngoài thì nên chọn đơn vị uy tín, có tem, mác rõ ràng. 

2.2 Nguyên liệu ăn kèm

Chủ quán nên chuẩn bị nhiều đồ ăn kèm để thực khách có nhiều options. Như vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Một số món đồ cần chuẩn bị có thể kể đến:

  • Thịt bò các loại
  • Hành lá, mùi ta, mùi tàu

nguyên liệu ăn kèm phở

  • Rau thơm: Húng quế, ngổ, giá đỗ, húng lủi, húng láng,… 
  • Giá đỗ, tương đen,…
  • Chanh, ớt tươi, tương ớt, giấm tỏi, hành ngâm giấm

Nên mua thịt bò như thế nào cho đầy đủ?

Các phần thịt bò rất đa dạng, mỗi người mỗi sở thích khác nhau. Vì vậy, người đầu bếp cần mua đồ sao cho khách order gì là có nấy. Các loại thịt bò có thể chia ra như sau:

  • Ăn chín: Gầu và nạm là 2 thường được luộc chín, sau đó thái mỏng và cho vào phở. Nạm là phần ngon nhất của bò, giá thành khá đắt đỏ và hay bị hao khi chế biến. Gầu bò dành cho những ai thích ăn cả nạc và mỡ. Không giống những phần mỡ khác, mỡ gầu ăn ngậy, béo nhưng không ngấy. Gầu còn được chia làm 2 loại: gầu giòn (mỡ vàng, dai, sần sật), gầu mỡ (mỡ trắng, béo hơn). 

thịt ăn chín

  • Ăn tái: “Cho tô phở tái…” chắc hẳn là yêu cầu nhiều nhất mà đầu bếp được nghe khi khách bước vào. Chủ quán nên chọn thịt mông hoặc thăn bò làm món tái. Vì đây là 2 phần có thớ rõ ràng, khi chần lên cho màu đẹp mắt, vị ngọt vô cùng. Ngoài ra, cũng có thể dùng bắp để chế biến kiểu ăn này. Tái có 2 loại: tái lăn ( thịt được xào qua trước khi cho vào phở), tái hoa (làm chín trực tiếp khi chan nước lèo).

3. Công thức nấu phở bò kinh doanh thành công của các quán ăn

Bạn kiểm tra lại toàn bộ nguyên liệu xem đã đầy đủ hay chưa. Nếu thiếu thì hãy bổ sung kịp thời để tránh gián đoạn trong quá trình nấu nướng. Sau đó, bạn tiến hành theo từng bước được hướng dẫn, không cắt xén hay đảo lộn. 

Bước 1: Sơ chế xương bò, thịt bò

  • Khử mùi hôi và tẩy xương: Nướng gừng cháy vỏ, sau đó giã nát và trộn với cốt chanh. Bạn dùng phần hỗn hợp này “mát – xa” cho xương khoảng 5-7’’. Sau đó, đổ ngập nước và ngâm từ 4-5 tiếng. Đun 1 nồi nước sôi, cho thêm mấy củ gừng tươi và rượu. Sau đó thả xương vào trụng sơ. Vớt ra ngoài và thả vào chậu nước ấm khác, tiếp tục ngâm 30’’. Xương có thể chế biến là khi có màu trắng sáng, hết sạch mùi gây của bò. Đặc biệt là phần khấu đuôi thì càng phải loại bỏ sạch mùi.

sơ chế xương bò

  • Sơ chế thịt bò: Với phần nào cũng vậy. Bạn hãy ngâm với nước vo gạo + gừng tươi đập dập khoảng 30-40’’. Sau đó để ráo nước. Nếu làm thị chín thì dùng dây bó chặt lại (tương tự bó chân giò). Nếu để tái thì giữ nguyên miếng, khách order mới tiến hành xắt lát. Như vậy sẽ giữ được độ tươi và ngọt của thịt. 

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Gừng, hành tím: Nướng trên bếp than, cạo sạch vỏ. Đập dập hành, gừng, bổ đôi hành tây. Sau đó, cho tất cả vào 1 chiếc túi lọc, buộc kín lại và để nơi khô ráo.
  • Với các hương liệu tạo mùi như hồi, quế, thảo quả,… thì dùng chảo rang chín. Cho lửa nhỏ để không bị cháy, mất đi mùi thơm đặc trưng. Tới khi hoàn thành thì hãy cho ngay vào 1 túi lọc khác, tránh để nơi ẩm ướt. 
  • Rau thơm: Nhặt lấy ngọn non, vệ sinh, ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn. 

sơ chế rau ăn phở

  • Riêng hành là, mùi ta (ngò rí), mùi tàu (ngò gai) thì rửa sạch và cắt nhỏ. Cắt lấy khoảng 15cm đầu hành hoa, đem chẻ dọc..

Bước 3: Hầm xương

  • Đổ thật nhiều nước trong lần 1. Ngay khi nồi sôi thì giảm nhiệt, mở vung và vớt sạch bọt bẩn nổi lên trên bề mặt. Lặp lại thao tác như vậy khoảng 30-40’’ tới khi nước lèo trong vắt. 
  • Sau khi hầm xương được 60’’ thì cho 2 túi lọc nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi. Đun thêm 60’’ rồi mới bắt đầu nêm gia vị. Nếu bạn cho hạt nêm, muối ngay từ bước đầu tiên thì nước lèo sẽ bị lợn cợn cặn bẩn. 

Nước xương ninh càng lâu càng ngon. Khi tủy xương rã ra ngoài và tiết hết chất, chỉ còn khúc xương ống không. Đó là lúc nước hầm vào giai đoạn chất lượng nhất. Tuy nhiên, để tới được trạng thái đó thì chủ quán phải hầm từ 7-8h. Kinh doanh, bán hàng thì sao có thể dành ra chừng ấy thời gian? 

hầm xương

Vì vậy, bạn nên chuẩn bị 2 chiếc nồi điện (dung tích giống hoặc khác nhau đều được. Sau khi hầm xương khoảng 2-3h thì bạn chắt phần nước lèo cô đặc ra chiếc nồi khác. Nêm nếm sao cho vừa vặn và để nhiệt vừa phải sao cho luôn có nước chan nóng hổi. Chiếc nồi còn lại vẫn tiếp tục hầm xương như bình thường. Như vậy, nước phở cứ hết lại có, vô cùng tiện lợi.

➽➽➽ XEM THÊM VỀ: Nồi nấu nước dùng bằng điện

Bước 4: Luộc thịt bò 

  • Có thể thả nạm và gầu đã buộc vào nồi xương hầm, luộc khoảng 40’’ cho thịt chín (tùy trọng lượng).
  • Vớt ra và thả vào ngâm nước lạnh. Bạn gỡ dây và để nguyên miếng. Khi khách order thì bắt đầu xắt thành những lát mỏng.

Bước 5: Trình bày tô phở

  • Chuẩn bị 1 nồi trụng bún, phở, rau thịt dung tích khoảng 20l. Đun sôi nước rồi dùng giỏ trụng phở cho ra tô.
  • Tiếp đến là các lát bò chín, bò tái, hành, rau thơm,…
  • Chan nước lèo ngập các nguyên liệu

hoàn thành bát phở

Bước 6: Phục vụ thực khách

  • Bê tô phở cùng các đồ ăn kèm đặt lên bàn. Phục vụ ngay khi hoàn thành để nước lèo giữ được nhiệt nóng hổi.
  • Trình bày đầy đủ nhất 1 suất ăn theo kiểu miền Bắc gồm Phở, rổ rau sống, giấm tỏi, chanh, ớt chưng. Theo kiểu miền Nam có rau sống, giá đỗ, chén tương đen, hành tây ngâm giấm,…

4. Nấu phở bò kinh doanh bằng nồi phở điện năng suất cao

Các quán ăn, nhà hàng, khách sạn,… nhỏ, vừa hay lớn đều cần phục vụ tối thiểu 70 suất ăn/ ngày. Vì vậy, bạn không thể nào sử dụng bếp than, bếp gas,… hay cách nấu truyền thống. Kiểu chế biến như vậy không đáp ứng đủ năng suất cần thiết. Do đó, nồi phở điện đã được sản xuất để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng. 

nồi nấu phở điện

  • Tiết kiệm chi phí điện năng, thuê nhân công.
  • Đảm bảo năng suất, tăng doanh thu hàng ngày.
  • Rút gọn thời gian nấu nướng, không phải trông coi trong quá trình chế biến.
  • Giữ nước lèo luôn nóng hổi suốt quá trình bán hàng.
  • Chất liệu inox sang trọng, tuổi thọ lâu bền, khiến không gian trở nên chuyên nghiệp. 
  • Sử dụng điện dân dụng nên không làm chập mạch điện hệ thống.

➤➤➤ XEM THÊM: 10 Địa chỉ bán nồi nấu phở bằng điện chất lượng cho mọi nhà

Mong rằng công thức nấu phở bò kinh doanh trên đây sẽ trở thành “cứu cánh” cho bạn. Bạn có thể biến tấu sao cho hương vị phở của bạn trở nên “độc nhất vô nhị”. Mọi thứ sáng tạo đều phải bắt đầu từ cơ bản. Vì vậy, đừng vội làm ngay công thức mới mà hãy tích lũy thêm kinh nghiệm bạn nhé! 

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan