Skip to main content

Cách Nấu Hủ Tiếu Mực: Ngon, Đơn giản, Lạ miệng nhất

121 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Hủ tiếu mực là món ăn đặc trưng cho những người dân vùng biển. Dựa trên nét truyền thống sẵn có, sự kết hợp tưởng chừng kỳ lạ này lại rất có sức hút. Nếu đã từng thử hương vị đặc trưng này, chắc chắn bạn sẽ muốn “tái hiện” lại ngay tại nhà. Ngon hay không là do tay nghề nấu nướng, thực tế công thức không hề phức tạp đâu nhé! Tiến hành theo các bước dưới đây là bạn đã có ngay tô hủ tíu ngon tuyệt vời.

1. Đi tìm sức hấp dẫn kỳ diệu của món hủ tiếu mực

Có thể bạn biết mực chiên mắm, mực sa tế,… nhưng đã bao giờ nghe tới hủ tíu mực chưa? Đây là món ăn phổ biến của miền Tây, miền Nam, khá ít người Bắc biết đến cái tên này. Đặc biệt, những tỉnh ven biển luôn có hủ tiếu tôm mực, mực trứng cút,… cho mỗi buổi sáng. 

món hủ tiếu mực

Trung bình, 1 tô như vậy sẽ bổ sung từ 600-650 calo. Đó là mức calo vừa đủ/ bữa cho người trưởng thành. Nếu ăn suất đầy đủ, bạn sẽ kết hợp thêm 1 số topping như thịt bằm, trứng cút, tôm tươi,… Nếu vậy thì lượng calo hấp thụ còn vượt quá con số trên.

Xét về mặt sức khỏe thì mực cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho con người. Chúng có hàm lượng selen cao. Bên cạnh đó là photpho, kẽm,… và các vitamin nhóm B. 

Tuy nhiên, mực lại là loại hải sản có hàm lượng cholesterol khá cao, khoảng 220mg/85g. Vì vậy, những ai đang phải kiểm soát hợp chất trên thì không được order đâu nhé! Hơn nữa, bạn cũng nên hạn chế tần suất ăn món này/ tuần. Với hàm lượng calo được đề cập đến, khả năng béo phì xảy ra rất cao nếu ăn mỗi ngày.

➤➤➤ ĐỌC THÊM VỀ: Hủ tiếu bò viên

2. Cách nấu hủ tiếu mực ngon chuẩn hương vị vùng biển

Người địa phương có khá nhiều cách nấu hủ tíu, món ăn đặc trưng của họ. Có thể kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau với các loại hải sản đa dạng. Dưới đây là hướng dẫn bạn nấu theo kiểu dễ thực hiện nhất. 

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

nguyên liệu nấu hủ tiếu mực

  • Xương heo, heo bằm
  • Mực tươi
  • Mực khô, tôm khô
  • Củ cải, hành tây
  • Hành tím, tỏi
  • Hành lá, hẹ, mùi tàu (ngò gai), cần tây
  • Rau thơm tùy sở thích: Giá đỗ, rau ngổ,…

2.2 Các bước chế biến

Bước hầm xương, chế nước lèo luôn chiếm nhiều thời gian và cũng là công đoạn quan trọng nhất. Bạn nên thực hiện thật cẩn thận và tập trung, chú ý theo từng chỉ dẫn dưới đây. 

Bước 1: Sơ chế heo, mực

sơ chế mực

  • Xương ống: Khử mùi và tẩy trắng bằng gừng nướng + muối hạt. Sau khi chà xát hỗn hợp trên khoảng 5’’ thì bạn rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Trụng sơ với nước ấm khoảng 3’’. Vớt ra ngoài và để ráo nước, ướp thêm chút muối. 
  • Mực tươi: Rút chỉ lưng trên con mực, đây là bộ phận gây nên mùi tanh khó chịu. Lật hai bên thân và khía những đường chéo đan xen. Cắt khúc, ướp mực với 1 chút tiêu và hạt nêm.
  • Heo băm: Ướp 1 chút dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm và hành tím.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Tôm khô: Ngâm trong nước ấm khoảng 10’’ cho ra hết chất bẩn, Rửa sạch và vẩy ráo. Không bóp chặt để vắt nước, tránh làm nát nguyên liệu.
  • Mực khô: Nướng sơ, loại bỏ hết phần muội than đen. Xé thành các miếng có độ lớn khoảng 3-5cm, hoặc xe làm 2.
  • Củ cải: Sơ chế bỏ vỏ, cắt khúc khoảng 6cm. Chỉ nên dùng 1 củ/ 2 lít nước. 
  • Hành tây: Nướng trên bếp than, bỏ vỏ, cắt làm 2. 
  • Hành tím, tỏi: Cắt nhỏ, chiên lên làm hành tỏi phi (có thể mua sẵn).
  • Rau thơm: Rửa sạch, cắt nhỏ và để ra 1 chiếc đĩa riêng.
  • Rau nhúng: Ngâm muối loãng để khử trùng sau đó đem vẩy ráo nước. 

Bước 3: Hầm xương, chế nước lèo

hầm xương

  • Cho xương heo vào nồi, đun đến khi sôi thì giảm nhiệt, cho nguyên liệu chín từ từ.
  • Chờ 30’’ sau thì cho mực, tôm khô vào nồi và hầm thêm 60’’. Nếu trong quá trình chế biến bị cạn nước thì bạn thêm nước sôi hoặc ấm, không cho nước lạnh. 
  • Tiếp đến là củ cải, hành tây. Đun trong 30-45’’ thì vớt 2 nguyên liệu này ra ngoài và nêm gia vị vừa vặn. 

Bước 4: Xào thịt, trụng hủ tiếu

  • Dùng dầu đã chiên hành xào thịt chín, không cần nêm thêm gia vị vì đã ướp trước đó.
  • Ngâm hủ tíu với nước khoảng 5-10’’ cho sợi chuyển màu trắng đục.
  • Trụng vào nồi nước sôi khoảng 3’’ sau đó thả vào tô nước đá để các sợi được dai, ngon. Chờ 30s-1’’ sau thì bạn vớt ra, rây bớt nước và cho vào tô.

Bước 5: Trang trí và thưởng thức

  • Lấy 1 thìa thịt bằm bày lên trên hủ tíu.
  • Trụng giá đỗ cùng mực và cho ra bát. Bạn có thể đổ trực tiếp hoặc dùng đũa sắp xếp sao cho đẹp mắt.
  • Rải hành lá, hẹ, ngò gai lên trên cùng, chan nước lèo vừa đủ.
  • Rắc hành tỏi phi trước khi thưởng thức. Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước nấu hủ tíu mực đậm chất miền Tây sông nước. 

hoàn thành hủ tiếu mực

3. TIPs chọn nguyên liệu nấu hủ tiếu mực tươi ngon

Để làm ra 1 thành phẩm xứng đáng điểm 10 thì không thể thiếu quá trình “đi chợ”. Đối với những bạn còn “chập chững” thì đây hẳn là công việc khó nhằn. Thế nhưng, lưu lại những mẹo dưới đây thì bạn sẽ tràn trề tự tin ngay lập tức. 

3.1 Chọn mực

Quan trọng nhất là chọn mực tươi ngon và không bị tanh. Ưu tiên mua tại những cơ sở chuyên thủy, hải sản uy tín. Mực tươi có những đặc điểm thấy rõ sau:

  • Màu sắc sáng bóng và còn hơi trong ở lớp da.
  • Khúc nào có màu thì sẽ rất sậm. Khúc nào màu trắng thì trắng tinh như sữa.
  • Các con không bị hôi mùi ôi, tanh quá nồng. Độ đàn hồi trên da còn tốt. Ấn vào không bị lõm lại.
  • Đặc biệt, không mua những con bị nhớt và dính nhầy vào tay khi kiểm tra.

3.2 Chọn hủ tiếu

Nên chọn mua những gói hủ tíu có thương hiệu rõ ràng. Hạn sử dụng lâu dài, không mua đồ cận date. Nếu dùng hủ tíu cân ngoài chợ thì ưu tiên sợi có màu trắng trong. Sợi hủ tíu làm thủ công thường có bè mặt hơi sần. Chúng không láng mịn và sáng bóng như nơi cho nhiều phụ gia. Sợi khô nhưng vẫn cần có độ dai nhất định, chắc tay và vẫn thơm mùi gạo. Không mua sản phẩm có mùi mốc, ẩm , mọt,…

chọn hủ tiếu

3.3 Chọn các nguyên liệu khác

  • Xương heo: Ưu tiên phần xương ống vì khi ninh lâu chúng sẽ tiết ra rất nhiều dưỡng chất từ tủy. Xương có màu đỏ tươi, không dính nhiều mỡ. Phần ống có độ rộng khoảng 2-3cm là vừa đủ. Hạn chế mua xương đã cấp đông không rõ nguồn gốc.
  • Củ cải: Chọn những củ có phần đầu lá còn tươi. Thân thuôn dài về phía ngọn, bề mặt căng bóng, không có nhiều lỗ trũng. Củ cải ngọt khi ngửi sẽ có mùi thơm và hơi cay nhẹ. Không mua những đồ bị dập nát hoặc bị nứt rãnh sâu trên thân.
  • Thịt heo xay: Ngon nhất là khi có cả nạc và mỡ, nhưng mỡ chỉ chiếm 10-20% tổng trọng lượng. Bạn có thể chọn phần thăn và nạc vai để xay, đây là 2 nơi thích hợp nhất. 

4. Lưu ý để món hủ tiếu mực không bị tanh 

Trong bước sơ chế mực, bạn nên rửa loại hải sản này với giấm. Đây là mẹo dân gian cực hiệu quả để khử mùi tanh của chúng. Hơn nữa, không thể thiếu hành, tỏi phi trong tô hủ tíu mực đậm đà. Chỉ nên chần sơ mực, nhúng quá lâu sẽ làm thịt bị dai và mất chất.

sơ chế mực không tanh

Hơn nữa, hãy tập trung chế nước lèo thơm ngon, đậm vị để lấn át mùi tanh còn sót lại. Ninh xương mất khá nhiều thời gian nên một số cơ sở kinh doanh phải dùng nồi nấu hủ tiếu điện. Đây là thiết bị khá phổ biến tại các cửa hàng bán món nước phục vụ ăn sáng – trưa – tối. 

Với sản phẩm này, chủ quán không chỉ nấu số lượng nhiều mà còn rút ngắn thời gian chế biến. Chi phí nhân công, nguyên vật liệu nhờ vậy cũng được giảm đi đáng kể. Nếu đang có ý định kinh doanh thì đừng quên mặt hàng đa năng này nhé!

Hủ tiếu mực tuy lạ mà quen và đặc biệt có thể chế biến theo phong cách của riêng bạn. Thêm cay hoặc ngọt tùy ý nếu thích. Nấu ăn tại gia chính là cách thức xả stress rất hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn làm gắn bó thêm tình cảm gia đình với những bữa ăn đầm ấm. Nếu có thời gian, hãy tích cực mày mò các công thức và nấu bữa ăn thật ngon nhé!

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan