Skip to main content

13 Kinh Nghiệm Mở Quán Bún Riêu: Siêu lợi nhuận, Đầu tư ít

1.370 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Bún riêu là món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng với mỗi người dân Việt. Nhu cầu tiêu dùng cao thì việc nắm lòng những kinh nghiệm mở quán bún riêu thành công sẽ giúp bạn có cơ hội ăn, kiếm được nguồn thu nhập lớn. Đến với bài viết này, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu những khó khăn, rủi ro cũng như bài học để có thể kinh doanh thành công món ăn này.

1. Kinh nghiệm mở quán bún riêu và những rủi ro thường gặp

Kinh doanh mang đến cơ hội thành công cao dành cho mỗi người, nhưng cũng luôn tồn tại những thách thức và rủi ro song hành. Trước khi xác định được phương hướng, bạn nên tính toán trước những rủi ro có thể gặp phải như sau:

Mở quán bún riêu

1.1. Rủi ro do thời tiết không ủng hộ

Những ngày thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng rất lớn đến việc làm ăn của quán. Đặc biệt trong những ngày thời tiết mưa gió, khách hàng thường ăn uống tại nhà thay vì việc tìm đến các quán ăn.

Vì vậy, trong quá trình kinh doanh, chủ quán cần để ý trường hợp này để có hướng xử lý thích hợp.

1.2. Rủi ro khi cháy nổ

Đã có rất nhiều sự cố cháy nổ xảy ra trong quá trình kinh doanh, tác động rất lớn tới tài sản và uy tín của quán. Nguyên nhân chủ yếu thường do dầu mỡ, việc sắp xếp hàng quán và bếp không hợp lý, không có hệ thống chữa cháy kịp thời. 

Khi ngọn lửa bùng lên, nhân viên trông quán cũng không có cách xử lý kịp thời. Điều này ảnh hưởng cực kỳ lớn đến tình hình kinh doanh của quán. Vì vậy, để đề phòng rủi ro, chủ quán nên đề phòng trước trường hợp này và lên những phương án xử lý kịp thời.

Nguy cơ cháy nổ

1.3. Rủi ro khi mất hoặc cạn kiệt nguyên liệu

Trong quá trình kinh doanh bún riêu, việc để cạn kiệt nguyên liệu như: hết ga/ điện, hoặc bếp núc bị hỏng bất chợt sẽ làm phật lòng các thượng khách.

Vì vậy trong quá trình kinh doanh, các chủ quán cần chú ý kiểm tra, tính toán kỹ chất lượng, số lượng nguyên liệu đầu vào. Trong trường hợp để cạn kiệt hoặc các nguyên liệu máy móc quá cũ có phương án thay thế hoặc mua mới.

1.4. Rủi ro khi khách hàng bị ngộ độc thực phẩm

Trường hợp rủi ro, khi khách hàng bị ngộ độc thực phẩm chắc chắn sẽ trở thành “vết nhơ” trong lịch sử của quán. Bởi vậy, cần kiểm soát gắt gao khâu vệ sinh và quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào.

Trong trường hợp xảy ra sự cố, chủ quán cần có lời xin lỗi đến nạn nhân và toàn bộ khách hàng. Đồng thời cũng cần có hướng xử lý, bồi thường một cách hợp lý.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm

2. 10 kinh nghiệm mở quán bún riêu đắt khách như tôm tươi

Khi mở cửa hàng, các chủ quán cũng cần tiếp thu bài học của những người đi trước. Đồng thời, có một chiến lược kinh doanh hợp lý phù hợp với tài chính và nguồn lực hiện có của bản thân

2.1. Chuẩn bị đủ vốn kinh doanh

Khi mới bắt đầu kinh doanh, nguồn vốn chắc chắn là yếu tố quan trọng cần chú ý tới. Cụ thể

  • Chi phí thuê mặt bằng: Mặt bằng không cần quá rộng, hoàn có thể thuê nhà tại mặt đường hoặc trong ngõ đông dân. Cần khảo sát qua địa hình, nguồn lực tài chính để có thể thuê được địa điểm bán hàng với nguồn chi phí tiết kiệm nhất.
  • Chi phí mua trang thiết bị đầu tư cho quán bao gồm: bàn ghế, nồi điện nấu bún, đồ dùng ăn uống cho khách hàng cũng như tủ mát để chứa thực phẩm.
  • Chi phí mua nguyên liệu: Để tiết kiệm loại chi phí này, chủ quán cần tìm nguồn cung cấp thích hợp và lâu dài, xây dựng quan hệ hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh đó, cũng cần có sự ràng buộc bằng hợp đồng với NCC để đảm bảo ổn định nguồn giá nguyên liệu. Đồng thời, khi nguồn nguyên liệu có vấn đề, chủ quán cũng cần tìm phương án thay thế phù hợp.
  • Chi phí thuê nhân công: Thông thường một quán nhỏ sẽ có khoảng từ 1 – 2 nhân sự phục vụ. Để tiết kiệm và tối ưu chi phí, bạn có thể thuê nhân viên theo hình thức Fulltime hoặc parttime để đảm bảo sự vận hành ổn định trong cửa tiệm.

Vốn mở quán bún riêu

2.2. Chọn địa điểm bán hàng “đắc địa”

Một địa điểm bán hàng bán hàng thuận lợi sẽ mang đến một nguồn doanh thu khổng lồ. Tuy nhiên việc lựa chọn địa điểm kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào tệp khách hàng tiềm năng.

  • Nếu khách hàng của bạn là người có thu nhập cao, địa điểm bán hàng cần đặt ở mặt đường, nơi có đông dân cư. Địa điểm đó phải thỏa mãn yêu cầu: sang – xịn – trung tâm.
  • Nếu khách hàng là những người có thu nhập TB có thể lựa chọn mở quán tại những ngõ ngách có mật độ dân số cao.
  • Nếu khách hàng là sinh viên thì nên đặt địa điểm quán nên ở gần trường học. 

2.3. Chọn phương thức phục vụ thích hợp

Hãy cân nhắc đến việc người bán tự phục vụ hay khách hàng tự phục vụ. Nếu chọn người bán phục vụ, chủ quán cần cân nhắc về số lượng nhân viên chạy bàn để có thể liên tục cung ứng dịch vụ tới khách hàng.

Phục vụ quán bún riêu

Nếu để hàng tự phục vụ cũng cần có phương án quản lý để đảm bảo tính trật tự, an toàn trong quán.

2.4. Hoạch định nguồn nhân lực

Bạn nên cân nhắc về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình vận hành quán bún riêu.

Thông thường để tiết kiệm chi phí, có thể thuê theo giờ những người chạy bàn và phục vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự vận hành ổn định thì nên thuê những người có chuyên môn để làm quản lý.

2.5. Đảm bảo chất lượng phục vụ

Với một quán ăn nhỏ, từng nụ cười của nhân viên hay cái dắt xe của bảo vệ cũng có thể là điểm nhấn, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng. Khi các thực khách dùng bữa, hãy cố gắng lắng nghe và thỏa mãn những yêu cầu nhỏ của họ.

Phục vụ bún riêu

Nếu khách hàng yêu cầu ít bún hay nhiều bún, hoặc thêm rau, thêm hành, hãy cố gắng thỏa mãn. 

2.6. Trang hoàng nội thất quán

Trang hoàng nội thất là công việc rất quan trọng trong quá trình mở quán bún riêu. Để thu hút khách hàng bạn cần lựa chọn cách sắp xếp không gian một cách phù hợp. Tuỳ theo phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới để có những cách bố trí riêng.

  • Nếu hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập cao bạn cần đảm bảo không gian thoáng mát, có cây xanh tạo cảm giác hài hòa và gần gũi. Nên lựa chọn các loại bàn ghế gỗ vừa sạch sẽ vừa trang trọng. Việc kê các dãy bàn và dãy ghế cần đa dạng phục vụ cho các đối tượng khách lẻ và khách đi theo nhóm.
  • Nếu phục vụ cho các khách hàng có thu nhập thấp thì có thể lựa chọn những mẫu bàn ghế nhựa để dễ dàng trong quá trình vận chuyển. Khoảng cách giữa các bàn cần có sự phù hợp để có không gian cho khách hàng thuận lợi di chuyển. Và cũng cần lưu ý đến việc quét dọn, vệ sinh để đảm bảo không gian quán luôn sạch và thoáng.

Không gian quán bún riêu

2.7. Đa dạng món ngon 

Có thể nói bất kỳ quán ăn nào cũng hướng tới việc đa dạng món ăn để phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Bên cạnh món bún riêu, bạn cũng cần liên tục cập nhật những món mới để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Khi khách hàng khi đã yêu thích và quen thuộc với quán của bạn, họ sẽ giới thiệu thêm nhiều bạn bè tới. 

Trong nhóm bạn đó, có người thích ăn bún riêu nhưng cũng có những người muốn ăn những món ăn khác. Vì thế, việc đa dạng món ăn sẽ giúp quán của bạn có thêm nhiều lợi thế, thêm điểm cộng trong mắt khách hàng.

Đa dạng món cho quán bún riêu

2.8. Đầu tư trang thiết bị bếp chất lượng 

Trang thiết bị bếp có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chi phí của quán. Để mở một quán bún riêu, bạn cần quan tâm đến các loại tủ đựng đồ lạnh, nồi nấu bún riêu… để đảm bảo hiệu suất sản xuất được tối ưu.

Thông thường, chủ quán thường dùng những loại nồi nấu bún thông thường. Điều này ít nhiều gây nên những hạn chế về thời gian nấu và còn làm tăng nguy cơ gây cháy nổ nhà bếp.

Một sự lựa chọn thông minh được nhiều chủ quán lựa chọn hiện nay là nồi điện nấu bún riêu. Với thiết kế tối ưu, quá trình nấu nướng sẽ được nhanh chóng, đảm bảo an toàn và vệ sinh hơn rất nhiều.

Nồi nấu bún riêu bằng điện

2.9. Xây dựng chiến lược marketing

Lên một chiến lược marketing bài bản chính là phương thức tiếp cận khách hàng nhanh và hiệu quả nhất. Với sự phát triển công nghệ nhanh như vũ bão hiện nay, việc đăng tải các thông tin về quán ăn thông qua Facebook, Zalo, Tik Tok… giúp quán PR tên tuổi, tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Trong kinh doanh, nên lựa chọn những MXH và kênh thông tin phù hợp nhất. Việc này sẽ giúp tối ưu quá trình bán hàng và tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh việc sử dụng MXH, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức kinh doanh qua các apps giao đồ ăn như: Go Food, Grap Food, Now hay Beamin…. Việc đưa các món ăn của quán lên ứng dụng này sẽ là một cách bán hàng nhanh chóng, hiệu quả.

Hy vọng với bài viết này có thể cung cấp tới các chủ quán một cái nhìn toàn vẹn hơn về kinh nghiệm mở quán bún riêu. Mọi góp ý và thắc mắc xin bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ nhanh chóng có câu trả lời tới bạn. 

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan