11 Vật dụng cần thiết khi mở quán ăn: Bắt buộc phải mua
Kinh doanh dịch vụ ăn uống từ bình dân đến nhà hàng, khách sạn cao cấp luôn hấp dẫn. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn tạo cơ hội kinh doanh cho rất nhiều hộ gia đình. Để chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi mở quán ăn thì cần lên kế hoạch tỉ mỉ. Bên cạnh đó, bạn còn phải dự tính các tình huống có khả năng phát sinh. Từ đó, đầu tư công cụ sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu kịp thời. List sau đã giúp bạn tổng hợp lại một số thiết bị “phải có” cho mỗi hạng mục kinh doanh.
I. Top 11 vật dụng cần thiết khi mở quán ăn nên có
Mở tiệm bán hàng ăn không còn là hình thức kinh doanh mới mẻ. Tuy nhiên, chúng lại gây khó dễ với những ai mới bắt tay vào làm. Do đó, để chuẩn bị một kế hoạch chắc chắn, bạn cần xem từ nhiều nguồn. Trong đó, đầu tư thiết bị, công cụ nào để vận hành là việc cốt lõi.
Tất nhiên, trước khi giải quyết vấn đề này, bạn cần trả lời câu hỏi: Quán bán gì? Quy mô lớn hay nhỏ? Phục vụ bao nhiêu khách/ngày? … Nhờ vậy, chủ đầu tư chắc chắn chọn được thiết bị phù hợp với công việc. Đã là quán ăn thì không thể thiết những cái tên quen thuộc này.
1.1 Tủ hấp thức ăn
Người tiêu dùng có thể mua dòng 4 khay nếu mở tiệm nhỏ. Ngoài ra còn có mẫu 12, 24 khay cho những ai có vốn đầu tư “khủng”. Thiết bị được gia công hoàn toàn từ inox, cơ chế nấu chín thức ăn bằng hơi và áp suất. Bên cạnh đó, khay chứa còn có thể hấp đa năng gà, giò, bánh bao,…
Sở hữu thiết bị sẽ giúp quy trình phục vụ chuyên nghiệp, hợp vệ sinh hơn bao giờ hết. Nhiên liệu sử dụng rất an toàn gồm: gas, điện hoặc luân phiên cả 2. Do đó, mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh chóng với mọi địa điểm mở tiệm.
Không bắt buộc chỉ thành phố điện đầy đủ mới có thể sử dụng. Giá phân phối trực tiếp tại xưởng sản xuất, showroom từ 7 triệu đồng.
☛☛☛ XEM THÊM: Giá nồi nấu nước lèo
1.2 Nồi nấu nước dùng
Nếu dự định bán quán phở, bún, miến hủ tiếu,… thì đây là thiết bị phải mua. Hoặc mở quán cơm bình dân, tiệc cưới,… vẫn có thể sử dụng như thường. Bởi thiết bị có thể nấu canh, hầm xương, luộc chín đồ ăn 1 cách nhanh chóng. Thành nồi dày dặn còn có tác dụng giữ nhiệt. Nhờ vậy, điện năng, chi phí thuê nhân công và cả thời gian chế biến đều được tối ưu.
Thay vì chế nước lèo cần 5-6h thì nay chỉ mất 2-3h. Chất lượng món ăn được đảm bảo và còn ngon hơn cả cách nấu truyền thống. Thiếu đi “người bạn” này, công việc của chủ tiệm sẽ trở nên vất vả hơn rất nhiều. Vì thế, bỏ ra chi phí từ 3 triệu đồng để đầu tư là vô cùng xứng đáng.
✖✖✖ TÌM HIỂU THÊM: Nồi nấu phở dùng điện
1.3 Bếp chiên tách dầu
Mở tiệm ăn nhanh tại các khu vực đông đúc dân cư là phương án cực kỳ khả thi. Để vận hành trơn tru thì nên mua ngay bếp chiên tách dầu chuyên dụng. Thay thế cho dòng bếp ngập dầu làm đen thực phẩm do cặn như các cách trước đây. Cấu trúc bên trong được tạo thành để chứa nước và dầu ăn cùng lúc. Do nước nặng hơn nên dầu sẽ nổi lên trên.
Khi chiên thực phẩm, vụn thức ăn bị chìm xuống dưới. Thành phẩm đạt được luôn đảm bảo vàng rộm, giòn tan mà không dính muội đen. Hầu hết các tiệm hiện nay đều đã chuyển đổi sang công nghệ chế biến hiện đại này. Để đảm bảo sức khỏe mà vẫn tiết kiệm được chi phí thì đừng quên sản phẩm này nhé.
1.4 Tủ bảo quản đồ ăn
Tủ bảo quản đồ ăn được chia làm 3 loại: Tủ giữ nhiệt, làm mát, cấp đông. Chủ đầu tư dựa theo menu mà chọn ra thiết bị phù hợp. Tất nhiên, tủ mát và tủ đông hầu như là 2 thiết bị bắt buộc phải có trong các quán ăn. Vì hầu hết thực phẩm đều cần giữ lạnh, từ rau xanh, hạt hữu cơ đến đậu, thịt,…
Nếu bán thêm bánh bao, bánh giò,… thì nên chuẩn bị 1 chiếc máy hấp mini. Có như vậy, các món mới bảo toàn được dinh dưỡng đến khi đưa đến tay thực khách. Thị trường điện lạnh giờ đây rất phong phú với vô vàn chủng loại, thương hiệu. Hãy cân nhắc và xem đánh giá thật cẩn thận trước khi đưa ra phương án hoàn hảo.
1.5 Tủ lạnh để đồ uống
Không phải quán ăn nào cũng phải bán nước giải khát. Một số nơi chỉ trang bị thùng chứa đá lạnh để làm trà đá, sâm dứa, nước vối,… đơn giản. Tuy nhiên, nếu đã tích đủ vốn thì nên đa dạng menu hơn, tiếp cận nhiều khách hàng. Khi đó, chuẩn bị tủ để đồ mát lạnh là phương án cực kỳ hữu ích. Đặc biệt tại những điểm bán có thời tiết nắng, nóng, mùa khô kéo dài.
Thông thường, thiết bị sẽ được thiết kế với tủ kính, nhìn từ bên ngoài có thể thấy rõ ràng. Một số thương hiệu lớn còn nhận được tài trợ từ các đơn vị như Coca cola, Pepsi, Heineken,… Với điều kiện là bạn phải bán cả sản phẩm mà họ cung cấp.
1.6 Bàn ghế
Chắc chắn đây là vật dụng cực kỳ cần thiết nếu muốn mở quán ăn. Dù ít hay nhiều, nhỏ hay lớn cũng nên chuẩn bị chỗ ngồi cho khách. Trong trường hợp không gian quá nhỏ, hẹp, bạn cần chuẩn bị công cụ take away cẩn thận. Bàn ghế nên có phong cách đồng bộ với cửa hàng.
Ví dụ định hướng theo kiểu vintage thì nên đầu tư tone màu trầm, chất liệu tùy ý. Hiện đại thì đổi hướng sang đồ inox, nhựa,… Sắp xếp bố cục hợp lý để nhân viên, thực khách di chuyển thuận tiện.
1.7 Bát, đũa, dụng cụ chế biến
Chắc hẳn đây là những công cụ nên để lên hàng đầu trong list. Tuy nhiên, vì chúng quá cần thiết, ai cũng nghĩ tới nên bạn sẽ không quên được đúng không nào? Chọn size bát, đĩa,… theo món ăn bày bán. Đũa thì ưu tiên loại gỗ cao cấp, nếu ít vốn hơn thì dùng đũa nhựa Polymer,…
Tuy nhiên, dùng chiên, nấu thì nhớ đầu tư kẹp gắp chuyên dụng, silicone hoặc đũa cả nhé! Vì nhựa khi gặp nhiệt độ cao dễ bị biến đổi tính chất, biến dạng, gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị muôi canh, vá trụng, đồ ráo dầu,… và nhiều dụng cụ nhà bếp khác. Tùy tinh chất mỗi công việc mà món đồ sẽ khác nhau.
1.8 Quạt, máy lạnh
Với những không gian nhỏ, có thể tận dụng gió trời thì đầu tư quạt sẽ tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, tại những nơi có thời tiết nắng nóng thì nên trang bị thêm máy lạnh.
Những vật dụng này cũng tác động vào quyết định của thực khách nên bạn cần nghiên cứu thật kỹ. Trong lúc setup quán là phải lên ngay các vị trí lắp đặt đèn, thiết bị làm mát,… Không 1 quán ăn vật lý nào có thể tồn tại nếu thiếu đi 2 công cụ này, trừ khi nơi đó gió mát quanh năm.
1.9 Máy hút chân không công nghiệp
Có sản phẩm này, bạn chuẩn bị đồ giao hàng cũng tiện và dễ hơn. Khách hàng nhận thực phẩm được gói lại cẩn thận sẽ có thiện cảm và tin tưởng chất lượng của thương hiệu.
Hơn nữa, có 1 số nguyên liệu cần dự trữ SLL nên đầu tư máy hút mini cũng chẳng hề thừa thãi chút nào. Mặt hàng này sẽ tăng Trust với các thực khách.
➤➤➤ PHẢI XEM: Giá máy hút chân không công nghiệp
1.10 Bảng hiệu quán ăn
Biển hiệu là “bộ mặt” đại diện cho quán ăn và mời gọi khách hàng. Nếu có thể, hãy tâm huyết với dụng cụ tưởng như vô ích này. Dù chỉ là tấm bảng treo bên ngoài nhưng chúng mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp thể hiện phong cách của quán mà còn níu giữ chân người qua đường. Một vài thông tin trên đó sẽ kích thích trí tò mò thực khách và thu hút học bước vào quán ăn.
Vì thế, hãy cân nhắc và đưa lên biển tên các nội dung ngắn gọn, súc tích, nêu bật ý chính. Có thể thiết kế đơn giản nhưng “nổi bật” là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
1.11 Menu đồ ăn
Thực đơn không cần làm quá cầu kỳ nhưng là vật dụng phải có. Nếu quy mô lớn thì nên để mỗi bàn 1 menu để khách hàng thoải mái xem. Nhỏ hơn thì gắn trực tiếp trên tường để bất cứ vị trí nào cũng nhìn được. Đơn giản hơn thì tích hợp chung với ống đũa và các công cụ được đặt trên bàn. Không nên dán trực tiếp mặt bàn vì việc lau dọn hằng ngày sẽ làm mất thông tin.
Hơn nữa, menu nên kèm thêm giá bán để thực khách có thể cân đối để gọi đồ phù hợp. Thiết kế thực đơn cần có màu sắc hài hòa, dễ nhìn, càng đơn giản càng tốt. Nên đóng thành quyển gọn, nhẹ nếu nhà hàng của bạn cung cấp đa dạng món.
Trên đây chưa phải toàn bộ những vật dụng cần thiết khi mở quán ăn. Tuy nhiên, chuẩn bị sơ lược như vậy đã đủ để bạn bắt đầu khai trương cửa hàng rồi