Skip to main content

1 Tô bún bò Huế bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?

282 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (2 bình chọn)

 Bún bò Huế bao nhiêu calo? Không chỉ các chị em quan tâm vấn đề này mà các anh em cũng để ý không kém. Nhiều người được khuyên nên thêm món ăn vào thực đơn tăng cân, liệu có đúng như vậy? Để giải đáp các thắc mắc trên, bạn cần biết hàm lượng calo mỗi nguyên liệu. Không cần tìm đâu xa vì các thông tin đầy đủ đã được tổng hợp bên dưới! 

1. 1 tô bún bò Huế bao nhiêu calo?

Bún bò Huế – cái tên đã chỉ đích danh nguồn gốc, xuất xứ. Món ăn tập hợp đầy đủ các phong vị đặc trưng của vùng đất cố đô. Mang theo lịch sử và truyền thống, nét ẩm thực đặc sắc này đã được lan rộng trên toàn quốc. Nhiều người yêu thích đến mức phải order 1 tô mỗi sáng mới yên tâm bắt đầu ngày mới. 

Bún bò huế

1.1 Thành phần

Với nguyên liệu đầy đặn như vậy, hẳn bạn cũng đoán được món ăn này rất giàu dinh dưỡng. 1 tô thập cẩm, ngoài bún bao gồm: Giò heo, bắp bò, chả cua, chả lụa,… Thêm vào đó là các loại rau sống ăn kèm như giá đỗ, rau muống, chuối bào,…

1.2 Định lượng calo

1 tô bún với trọng lượng trung bình (cả nước + cái) là 200-300gr, chứa khoảng 550-650 Calo. Tất nhiên, 1 số tiệm thường làm với hàm lượng thấp hơn, tùy vào yêu cầu thực khách. Do đó, nếu muốn tính 1 cách chính xác, bạn cần biết calo/nguyên liệu.

Tên nguyên liệu

Lượng Calo/100gr

Bún gạo

100-130

Bắp bò

Khoảng 200

Giò heo

175-180

Chả cua

250-260

Giò tai

550-600

Giò lụa

230-240

Rau các loại

30-50 (tùy loại rau)

calo trong món ăn

Với bảng trên đây, hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về món ăn. Tất nhiên, tính calo không phải cộng hết tất cả con số trên. Thay vào đó bạn phải lấy trọng lượng cụ thể từng món. Đó chính là lý do cân mini là thiết bị không thể thiếu nếu muốn ăn theo chế độ. 

✖✖✖ CHIA SẺ: Cách nấu bún bò huế chay

2. Ăn bún bò Huế có bị mập không?

Trả lời nhanh và chính xác cho câu hỏi này là Có! Nếu bạn ăn thường xuyên với hàm lượng tương tự thì sẽ bị mập lên nhanh chóng. Thế nhưng, đây không phải phương pháp tăng cân lành mạnh dành cho người gầy. Ai cũng biết ngoài năng lượng, thực phẩm còn bổ sung đạm, tinh bột, chất béo,… Và vô vàn các khoáng chất, vitamin khác.

Các món bún nước nói chung và bún bò nói riêng cũng tương tự. Ngoài ra, đây còn là món ăn nhiều cholesterol xấu, dễ gây các bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu,… Do đó, không nên ăn quá nhiều, dù trót say mê hương vị ấy. Hơn nữa, ăn bún còn rất nhanh đói, khiến ta có xu hướng ăn vặt nhiều hơn.

Ăn bún bò huế có mập ko

Khẳng định lại với bạn 1 lần nữa là ăn bún bò có nguy cơ gây béo phì cao. Tuy nhiên, nếu cân đối thực đơn thì bạn có thể thưởng thức mà không lo vấn đề cân nặng. 

✔✔✔ CHIA SẺ: Cách nấu bún bò ngon nhất để bán

3. Bật mí cách chế biến bún bò Huế ít béo 

Một số quán ăn thường dùng thêm đường, bột ngọt,… để đun nước lèo. Những nguyên liệu này sẽ làm tăng calo mà không mang đến dưỡng chất. Vì vậy, nếu có thời gian thì nên chế biến tại nhà. Vừa ATVS hơn lại vừa có thể thêm thắt các món tùy ý theo đúng khẩu phần. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn nấu 1 bữa ăn healthy hơn mà vẫn chuẩn vị. 

3.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bún tươi (sợi to)
  • Xương ống, thịt chân giò heo, bắp bò
  • Giò lụa, chả cua, tiết heo (không bắt buộc)
  • Mắm ruốc Huế
  • Sả, gừng, hẹ, tỏi, ớt bột, dầu điều,…
  • Rau sống: Giá đỗ, húng quế,…

Lưu ý:

  • Với công thức này, bạn có thể lược bỏ xương ống, chỉ dùng nước luộc thịt để chế nước lèo. Tuy nhiên, hầm xương sẽ tạo được cốt đậm đà hơn, có thể cấp đông và dùng dần.
  • Khi chọn nguyên liệu, nên mua đồ tươi sống tại các cơ sở uy tín. Tiêu chí đánh giá là dựa vào màu sắc, mùi hương để lựa. 
  • Thay bắp bò bằng gân hoặc phần thịt bạn thích. Giò heo thù dùng phần thịt giăm bông hoặc chân giò đều được.
  • Chả cua nếu yêu thích nấu ăn thì nên nghiên cứu thêm. Không thì bạn mua trong siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên đồ thủy, hải sản. 

Nguyên liệu

3.2 Các bước làm

Thời gian chế biến trung bình khoảng 3-4h nếu làm tại nhà. Các cửa hàng kinh doanh thường sử dụng nồi điện nấu bún nên chỉ mất khoảng 2-3h. Vừa tiết kiệm chi phí điện năng lại vừa tăng năng suất. Tuy nhiên, nấu tại gia thì khó chuẩn bị thiết bị công nghiệp, nên hỗ trợ bằng nồi áp suất. 

B1: Sơ chế, chuẩn bị

  • Khử mùi xương ống: Ngâm với vỏ chanh, muối, sả khoảng 60″. Dùng cây sả chà mạnh vào xương để tẩy màu và hết mùi nhanh chóng. 
  • Đối với chân giò và bắp bò thì đem ngâm nước gạo/nước muối khoảng 30″. Dùng dây bó 2 loại thịt lại thành cuộn tròn (giống bánh tét).
  • Các loại rau thơm rửa sạch, khử khuẩn và để ráo 1 góc riêng. 
  • Hành, tỏi,… băm nhuyễn. Giò cắt thành các miếng bán nguyệt mỏng. Tiết luộc cùng nước (thêm chút muối) và cắt thành các khối vuông vắn vừa miệng. 

Sơ chế

B2: Hầm xương

  • Cho xương, bắp, chân giò vào nồi đun sôi khoảng 5″. 
  • Cho ngập nước và cấp mức nhiệt cao nhất. Chú ý, tránh để bị trào, vặn nhỏ bếp sau khi sôi. Thêm sả cây đập dập và gừng miếng cho thơm.
  • Khoảng 30″ thì vớt bắp ra ngoài (tùy trọng lượng), cho vào tủ lạnh để miếng thịt đóng tảng đẹp mắt hơn. Làm tương tự với chân giò, nhưng nguyên liệu này phải luộc nhừ (cần 40-60″).  
  • Sau khi vớt hết thịt ra ngoài thì cho thêm 1 xíu muối và tiếp tục hầm xương. Vớt bọt để nước trong hơn, không bị cặn hay vẩn đục. 

B3: Chế nước lèo

  • Xương hầm được khoảng 60-90″ thì gạn nước sang chiếc nồi mới. Phần còn lại có thể cho nước ấm và ninh tiếp. 
  • Sả, hành xào thơm với dầu điều rồi cho vào nước lèo. Sau đó thêm mắm ruốc và nêm gia vị phù hợp. Nếu bạn ăn được vị trầu không thì băm nhuyễn và xào chung. Hương vị chắc chắn rất độc đáo. 

Nước lèo

B4: Hoàn thiện món ăn

  • Trụng bún, cho ra tô, xếp giò, chả cua, tiết vào bát. Thái mỏng bắp bò, chân giò xung quanh. Rải hành, mùi ta và giá đỗ lên trên cùng. 
  • Dùng 1 củ hành tây, thái mỏng và cho vào tô (nếu thích).

3.3 Thành phẩm

Yêu cầu món ăn cần có màu vàng cam sáng, không bị váng mỡ. 

  • Nước dùng trong, ngọt thanh, có mùi thơm nhẹ của mắm ruốc. 
  • Sợi bún dai, trắng, không bị bở bục khi ăn. 
  • Thịt bò mềm, móng giò được hầm nhừ. 
  • Ăn kèm với hành ngâm giấm hoặc giấm tỏi, chanh, ớt chưng cho thêm phần ngon miệng. 

4. Mẹo thưởng thức bún bò Huế không lo bị béo

Nấu được món ngon theo công thức trên thì hẳn bạn sẽ rất khó kiềm lòng. Muốn không bị tăng cân thì áp dụng các mẹo dưới đây nhé! 

cách ăn

4.1 Chú ý tần suất ăn

Chỉ nên ăn bún bò khoảng 1-2 bữa mỗi tuần, hoặc có thể giảm trọng lượng cho mỗi bữa. Thông thường người trưởng thành cần nạp 2200KCal/ngày, tương đương khoảng 733 Calo/bữa .

Tuy nhiên, không ai bổ sung con số chính xác như vậy. Vì muốn kiểm soát cân nặng còn phải giảm đạm, béo, tinh bột,… Do đó, nếu đã ăn bún thì không nên ăn thêm cơm hay các món tinh bột khác. 

4.2 Nên ăn vào buổi sáng/ trưa

Ăn vào buổi tối là “kẻ thù” của những ai đang ăn kiêng. Do đó, dùng những món như bún bò lại càng không nên. Nếu ăn vài buổi trưa, tối thì bạn sẽ có nhiều thời gian để tiêu hao năng lượng hơn. Tốt nhất, nên order 1 tô bún cho bữa sáng.

4.3 Ăn kèm nhiều loại rau xanh

Ngoài các loại rau kể trên dùng ăn bún, ta còn có rau cải, mùi tàu, xà lách,… Bổ sung thêm chất xơ để giảm bớt áp lực cho đường ruột là điều rất cần thiết. Nên hạn chế các loại thịt nhất có thể.

Ăn kèm rau

bún bò Huế bao nhiêu calo thì đây cũng là nét ẩm thực độc đáo cần lưu truyền. Chỉ cần chú ý hơn về cách ăn, bạn vẫn có thể thưởng thức, không lo ảnh hưởng cân nặng. Vì vậy, đừng vì sợ mập hay những vấn đề khác mà “hắt hủi” món ăn tinh hoa này nhé!

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan