Cách Làm Giò Sống Tại Nhà: Ngon, Thơm, Đơn giản nhất
Tham khảo cách làm giò sống theo các bước đơn giản sau khiến việc bếp núc trở nên dễ dàng. Thành phẩm đạt đúng màu, dai, ngon là điều mà ai cũng mong muốn. Hơn nữa, bản thân chúng cũng trở thành nguyên liệu chế biến rất nhiều món ăn. Nếu tự làm ra được món ăn giàu dinh dưỡng như trên thì còn gì bằng. Vậy đừng chần chừ thêm mà hãy đeo tạp dề và bắt tay làm ngay thôi nào!
1. Giò sống – sản phẩm thiết thực trong cuộc sống
Giò sống là thành phần không thể thiếu của món chả lụa, mọc, viên chiên,… Và nhiều món khác. Thử hỏi ngày Tết còn tròn vị không khi mà mâm cơm không có đĩa chả lụa thơm nức? Bún mọc cũng mất đi nét đặc trưng nếu thiếu đi nguyên liệu này. Không chỉ có vị ngon mà giò mộc còn mang đến nhiều lợi ích tích cực.
1.1 Giàu dinh dưỡng
Năng lượng |
139Kcal |
Đạm |
19gr |
Chất béo |
7gr |
Calci |
7mg |
Phốt pho |
190mg |
… |
… |
Ngoài ra còn nhiều vitamin và thành phần khoáng thiết yếu khác. Bổ sung năng lượng hoạt động và còn là thành phần tái tạo hồng cầu. Bên cạnh đó còn giúp duy trì chức năng thận và đóng vai trò tổng hợp các axit béo.
1.2 Dễ ăn, dễ tiêu hóa
Giò sống không kén người người hay dễ gây ra dị ứng như nhiều loại thực phẩm đặc biệt khác. Lượng dưỡng chất dung nạp vừa đủ, không tạo áp lực lên dạ dày, nhờ vậy dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thì nên chú ý đến tần suất sử dụng.
1.3 Chế biến đa dạng món ngon
Từ giò sống, ta làm được mọc, thịt viên,… để bữa ăn thêm phần phong phú. Bên cạnh đó, đây còn là nguyên liệu cần thiết cho chả cá, chả tôm,… đặc biệt là giò lụa.
Ngoài ra, giò xay còn tác dụng khác trong việc nấu nướng, cụ thể như tạo kết cấu mềm mịn. Nhờ vậy mà đầu bếp dễ dàng tạo hình các món ăn theo ý muốn sao cho đẹp mắt. Ứng dụng trong thực tiễn cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn nên càng được sản xuất nhiều.
☛☛☛ XEM THÊM: Cách làm chả lụa bằng máy xay sinh tố
2. Cách làm giò sống ngon tại nhà, không cần bột nở
Thực tế, chế biến giò sống chẳng hề khó, vì nguyên liệu rất đơn giản. Tuy nhiên, cần có máy xay công suất lớn cùng 1 số “thủ thuật” nấu bếp đơn giản để khả năng thành công cao hơn.
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt heo xay: Có thể mua nguyên miếng. Dùng phần thăn heo + ba rọi (khoảng 70% nạc)
- Hạt nêm, mắm, muối
- Đá lạnh/nước đá
2.2 Các bước làm
Tùy khẩu phần mà bạn mua nguyên liệu sao cho phù hợp. Không nên làm quá nhiều vì khó lưu trữ trong thời gian dài. Chế biến sao cho đủ 2-3 bữa là hợp lý nhất.
Bước 1: Sơ chế thịt heo
- Nếu mua thịt miếng, cần ngâm với nước gạo hoặc nước bột mì pha loãng khoảng 15-20”. Để ráo hoặc dùng giấy thấm khô bề mặt.
- Bỏ da bì (nếu có). Cắt nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Ướp thêm chút hạt nêm rồi cho vào hộp. Cất trong tủ đông 60-90”, đủ để thịt lạnh nhưng vẫn giữ được độ xốp (không cứng như đá).
- Nếu mua thịt băm, bạn chỉ cần ướp gia vị rồi cấp đông trực tiếp.
Bước 2: Mix nguyên liệu
- Cho thịt vào máy xay, dùng chế độ mạnh. Cứ 10s lại nghỉ 1 lần, xen kẽ thêm 1 thìa nhỏ nước đá sau 2-3 lần mix đều.
- Nêm nước mắm (tùy lượng thịt), tiếp tục xay tới khi nhuyễn đều các nguyên liệu.
Bước 3: Hoàn thiện
- Lặp lại các bước pha trộn tới khi tạo được hỗn hợp mịn, có màu hồng nhạt.
- Kiểm tra độ dai, giòn của giò. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải xử lý ngay, sau đó mới có thể đem đi cất trữ
2.3 Thành phẩm
Thành phẩm thu được mềm, các thớ thịt bị đánh tan, xay nhuyễn. Không bị bóng dầu hay còn lợn cợn mỡ trắng. Khối giò cũng không bị ngấm quá nhiều nước hay có những phần giò chết xen lẫn.
➤➤➤ CLICK XEM: Cách làm giò lụa không cần lá chuối
3. Lưu ý quan trọng để giò sống dai ngon, hấp dẫn
Muốn thành phẩm đạt chất lượng thì phải chú ý ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Bên cạnh đó là 1 vài lưu ý khi chế biến. Dù có kinh nghiệm bếp hay chưa thì cũng đừng bỏ qua đôi lời “nhắc nhở” này nhé!
3.1 Chọn nguyên liệu chất lượng
Kết hợp thịt nạc + mỡ sẽ khiến giò mộc trở nên ngon hơn, dinh dưỡng cũng đảm bảo. Mua thịt tươi tại các cơ sở uy tín là điều quan trọng nhất vì đây là nguyên liệu chính.
- Dùng cả thịt thăn và ba chỉ. Khi chế biến chỉ cần bỏ bì lợn, giữ nguyên tỷ lệ mỡ, nạc.
- Không chọn thịt có đốm xám hoặc mỡ đã ngả vàng. Cảm nhận mùi hương, độ đàn hồi. Nếu ấn xuống bề mặt mà thấy lõm xuống nghĩa là thịt cũ, không đạt yêu cầu.
3.2 Duy trì nhiệt độ lạnh khi xay giò
Vì trục quay của dao sẽ nóng lên sau khi hoạt động nên cần nhiệt độ lạnh để cân bằng. Đó cũng là lý do nên cho thịt vào ngăn đá trước khi dùng. Trong quá trình chế biến, bạn có thể thêm từng thìa nước lạnh nhỏ, giúp bảo toàn nhiệt năng. Dùng thiết bị hỗ trợ là cách thức mà các đơn vị kinh doanh thường xuyên sử dụng.
Họ cần chế biến 1 lượng nguyên liệu lớn mỗi mẻ. Máy làm giò chả có cơ chế vận hành tự động nên chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Chỉ cần cho toàn bộ nguyên liệu và chờ đợi thu thành phẩm. Dưới cối là khoang chứa đá lạnh, trực tiếp làm mát rất tiện lợi. Không cần túc trực thêm nước mà thành phẩm vẫn trắng, mịn, dai.
3.3 Thử nghiệm thành phẩm sau khi xay
Nên test chất lượng trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể chế biến thành các món ăn khác để kiểm tra. Tuy nhiên, đơn giản nhất vẫn là luộc chín và ăn thử.
- Đun sôi nồi nước, thả mọc vào nồi, khoảng 5-7” thì vớt ra và ăn thử.
- Nếu thấy dai, giòn là đạt yêu cầu. Còn bở, xốp thì chưa đạt.
Cách khắc phục nếu mọc bị xốp là cho giò vào ngăn đá khoảng 1h, sau đó chế biến lại. Thêm 1 chút mỡ heo đông đá nếu chưa đủ độ dai. Giữa các lần mix nên để máy nghỉ ngơi, tránh nóng động cơ, gây chết giò, dễ hỏng thiết bị.
4. Mẹo bảo quản giò sống sử dụng được lâu
Bất kể thực phẩm nào cũng vậy, để qua ngày mà không dùng luôn sẽ bị biến đổi chất. Vì vậy, nên làm vừa đủ ăn để tránh tồn đọng lâu ngày mà không giải quyết được. Tuy nhiên, mỗi lần làm giò chả tốn kha khá thời gian, đặc biệt là dọn dẹp sau chế biến. Do đó, cần phải biết những tip bảo quản dưới đây, hạn chế ảnh hưởng chất lượng nhất có thể.
- Ngăn mát: Chia thành các phần theo định lượng mong muốn. Bọc kỹ giò thành phẩm bằng lá chuối tươi (không để hở bề mặt ra ngoài không khí). Tiến hành buộc cố định lại và cho vào trong hộp kín. Hoặc cho vào túi và dùng máy hút chân không loại bỏ khả năng sinh vi khuẩn. Lá chuối giúp thực phẩm giữ được độ tươi vốn có, không bị mất màu hay hương thơm. Cách này bảo quản tối đa 5 ngày, nếu thấy có mùi chua hay nhớt nên bỏ ngay lập tức. Nhiệt độ tủ lạnh cần thiết là từ 5-10 độ C.
- Cấp đông: Thực hiện đóng gói tương tự như trên và cho vào ngăn đông. Lưu trữ được tối đa 6 ngày, không dùng đồ quá HSD. Có 2 cách rã đông: Để nhiệt độ thường khoảng 4-5h. Hoặc ngâm với nước mát 1-2h (không để nước ngấm vào giò nên vẫn phải giữ đóng gói bên ngoài).
Cách làm giò sống trên đây không cần phụ gia cầu kỳ hay máy móc phức tạp, bạn vẫn làm được món dinh dưỡng tại nhà. Từ giò mộc sẽ nấu được thành rất nhiều món. Chúc bạn luôn sáng tạo không ngừng và chiêu đãi gia đình những bữa ăn ngon miệng, đẹp mắt.