Skip to main content

Cách Nấu Bún Riêu Cua Miền Nam: Ngon, Thơm, Ngọt nước

1.150 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Học cách nấu bún riêu cua miền Nam đơn giản để thực đơn buổi sáng của gia đình thêm phong phú và đa dạng hơn. Dù bún riêu là món ăn phổ biến nhưng nguyên liệu nấu của miền Nam lại khác hẳn so với những nơi khác. Riêu cua được ép thành bánh, rất nhiều topping và nước dùng vàng đậm là những điểm nổi bật dễ dàng nhận thấy nhất. 

1. Bún riêu cua miền Nam mang hương vị đặc trưng Tây Nam Bộ

Bún riêu là món ăn xuất phát từ miền Bắc. Sau đó du nhập vào miền Nam và đã được biến tấu ít nhiều, trong đó phải kể đến nguyên liệu chính là cua đồng và cách nấu nước dùng. 

1.1 Cua đồng hương bùi bùi

Phần riêu cua của miền Nam bước đầu cũng được xay hoặc giã nhuyễn, lọc qua rây và cho vào nồi nấu. Đến khi riêu chín nổi lên, vớt ra và trộn với trứng gà, thịt xay, rồi ép thành bánh như chả hấp. Cách làm này tạo độ dai, bùi và mùi cua không quá nồng khiến bị ngấy.

Hương thơm của cua đồng trong bún riêu

Đặc biệt, phần cua được hấp và đặt riêng bên ngoài, khi ăn sẽ xắn miếng nhỏ cho vào bát. Nhờ đó vẫn giữ được hương vị như ban đầu, không bị lẫn vị chua nhẹ từ me hoặc gia vị khác. 

1.2 Topping phủ phê

Miền Nam – nhất là khu vực Tây Nam Bộ luôn nổi tiếng với các dòng sông lớn, kênh rạch đầy tôm và cá. Do đó, topping của bún riêu cũng rất đa dạng. Ngoài riêu cua, đậu hũ và thịt như thông thường, bát bún còn có thêm chả mực, chả cá, chả Huế, mộc, tôm tươi, huyết…

Đó là lý do chẳng bao giờ thấy bún trong bát, bởi lẽ chúng đã được bao phủ bởi sự phong phú của nhiều nguyên liệu thơm ngon. Chưa kể còn có giá & rau muống chần, thêm các loại rau thơm yêu thích khác tùy khu vực.

Bún riêu cua miền Nam ngon

Tuy nhiên, mỗi nơi sẽ có thêm hoặc bớt một vài topping khác nhau, không có công thức nào là nhất quán giữa các tỉnh, kể cả Sài Gòn. Đây cũng là lời đáp dành cho các thực khách từ phương xa đến miền Nam thưởng thức về bún riêu, và rồi tò mò về sự khác biệt này.

1.3 Nước dùng ngon ngọt tự nhiên

Nước lèo là sự hòa quyện trọn vẹn của nước luộc riêu ngọt thanh kết hợp vị đậm đà từ nước ninh xương. Đôi khi, các hàng quán còn cho thêm tôm hoặc mực khô để nước dùng ngọt hơn – Đây là điểm yêu thích của người miền Nam, nơi các món ăn được chế biến đều có vị ngọt đọng lại đầu lưỡi. 

Khi ăn, nước dùng được cho thêm mắm tôm dù là miền nào đi chăng nữa. Mắm thơm nồng, có độ mặn nhẹ, cân bằng vị ngọt có phần lấn át, thêm vị chua từ chanh và sa tế cay nồng có thể gọi là quá xuất sắc cho buổi sáng nhạt miệng.

Nước bún riêu cua ngọt

☛☛☛ CHIA SẺ: Cách nấu bún riêu cua miền bắc

2. Cách nấu bún riêu cua đồng miền Nam ngon, đơn giản nhất

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu 

  • Bún tươi cọng nhỏ: 2kg.
  • Cua đồng: 2kg.
  • Xương ống: 1kg.
  • Mộc: 300gr.
  • Xương heo có nạt: 500gr.
  • Thịt xay: 200gr.
  • Trứng gà tươi: 3 quả.
  • Tôm khô: 300gr.
  • Đậu hũ chiên vàng (trắng): 4 miếng.
  • Huyết heo: 500gr.
  • Chả Huế: 8 tép.
  • Rau muống, giá đỗ, rau thơm.
  • Gia vị:…

Nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Nam

2.2 Các bước làm

Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu

  • Đối với cua đồng.

Nếu cua còn sống, bạn hãy cho vào thau nước đá lạnh ngâm khoảng tầm 20”. Sau đó, rửa lại với nước cho sạch bùn đất. Tiếp đến, loại bỏ phần mai, yếm, chỉ giữ lại phần thịt và gạch cua. Cho tất cả vào cối giã nhuyễn,  muốn nhanh hơn có thể dùng máy xay.

Làm nát xong, tiến hành lọc bã qua nước nhiều lần để tách bỏ phần cứng. Lọc đến khi nước trong dần thì dừng. Khoảng 2kg cua có thể thu về khoảng 4 lít nước.

  • Đối với xương/thịt heo và tôm khô.

Xương ống rửa sạch bằng nước lạnh, cho vào nồi nước sôi trụng khoảng 2”. Vớt ra và rửa sạch lớp bọt bẩn bám dính vào xương 1 lần nữa. 

Rửa xương ống

Khác với xương ống, phần thịt chỉ cần rửa với nước sạch và để ráo. Tôm khô cũng thực hiện tương tự, sau đó cho vào nước ấm 15”.

  • Đối với rau xanh.

Nhặt gốc, bỏ bớt lá ở rau muống (để rau giòn hơn chỉ nên giữ lại phần cọng, xước nhỏ) và rửa sạch.

Bước 2: Sơ chế riêu cua

Lấy phần nước cua đã lọc cho lên bếp đun. Không khuấy, giữ yên đến khi riêu chín sẽ nổi lên bề mặt. Lúc đó bạn dùng muỗng và vớt ra cho tất cả vào bát lớn. Vớt xong, phần nước sẽ có màu vàng, sóng sánh, hãy giữ lại để nấu nước dùng.

Sơ chế riêu cua

Tiếp đến, cho 3 quả trứng và thịt xay vào bát riêu đã vớt. Giữ lại 1 lòng đỏ trứng để khi hấp quét lên bề mặt tạo màu vàng đẹp mắt. Mix hỗn hợp cùng gia vị như muối, đường, hạt nêm, nước mắm… và cho vào chõ hấp. Khi còn khoảng 5” thì tắt bếp, bạn quét phần lòng đỏ đã giữ lại lên phần riêu. Sau đó đậy vung khoảng 1” và tắt bếp.

Bước 3: Hầm nước dùng từ xương ống.

1kg xương ống hầm với khoảng 2 lít nước hầm cùng tôm khô, 1 nhúm muối nhỏ trong khoảng 1 tiếng. Nếu dùng nồi áp suất, chỉ cần hầm trong khoảng 20 phút là được. Đồng thời phải hớt bọt liên tục để nước có màu trong hơn.

Bước 4: Chế biến nước lèo cho bún riêu.

Khi nước hầm xương đã đun khoảng 1 tiếng, cho nước riêu vào. Đến khi nước sôi bùng, hãy thêm phần xương heo có nạc, mọc, huyết và đậu hủ vào nước dùng.

nấu nước lèo bún riêu cua

Tất nhiên, cà chua là nguyên liệu không thể thiếu trong nồi nước lèo chuẩn vị miền Nam (có thể thay thế bằng nước me tạo vị chua nhẹ). Để nước lèo trông đẹp mắt hơn, bạn có thể cho thêm tí dầu điều. Cuối cùng, nêm nếm cho vừa ăn và tắt bếp.

2.3 Thành phẩm

Sau một hồi vật vã với mớ nguyên liệu. Giờ là lúc trình bày và thưởng thức. Bún có thể chần qua nước nóng trước khi cho vào bát để nóng và giảm độ chua. Tiếp đến là rau chần, chả Huế, xương, mọc và không thể thiếu là phần riêu, xắn 1 miếng thật lớn để ăn thật đã. Cuối cùng chan nước lèo nóng hổi cùng đậu hủ và huyết.

Đến đây vẫn chưa xong nha, thiếu mắm tôm bún riêu chẳng còn ngon đâu. Bạn có thể thêm nước cốt chanh, ớt sừng và sa tế nếu thích.

Bún riêu cua miền Nam chuẩn vị

Giờ thì trộn đều và húp tí nước, vị mặn mà, ngọt nhẹ cực phê. Căn miếng riêu, gắp thêm bún, nhai xoạc xoạc thiệt đã.

➤➤➤ XEM THÊM: Bún bò huế bao nhiêu calo

3. Bí quyết tạo nên món nước dùng bún riêu cua miền Nam ngọt thanh

Thực hiện ở nhà cầu kỳ như thế chỉ mới đủ cho 5 – 6 người ăn. Thế nhưng hàng quán lại có thể phục vụ hàng trăm người mỗi ngày. Bạn có từng nghĩ tại sao họ lại làm được như thế không?

Gần 85% các quán ăn hoặc nhà hàng bán bún riêu đều sử dụng nồi nấu nước dùng bằng điện với số lượng lớn. Tất cả các nguyên liệu sau khi sơ chế đều được cho vào đây và nấu trong khoảng 30 phút là đã xong. Không mất thời gian canh giữ, không lo nước lèo mất đi vị ngọt tự nhiên, việc của người đứng bếp chỉ cần làm sạch nguyên liệu đã chuẩn bị là xong.

Bộ nồi nấu bún riêu cua bằng điện

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn cách nấu bún riêu của miền Nam tròn vị vùng miền. Lưu lại ngay và chờ dịp trổ tài với gia đình nhé. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn mua nồi nấu bún điện hãy gọi Hotline: 037 9377 888 sẽ có người tư vấn và hướng dẫn cách mua ngay

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan