Skip to main content

13 Kinh Nghiệm Mở Quán Phở: Thành công, Cần siêu ít vốn

5.690 Lượt xem
0 Bình luận
3.8/5 - (6 bình chọn)

Mở quán phở để kinh doanh được xem một ngành HOT, giúp hốt bạc thiên hạ. Tuy nhiên nó cũng cần có những bí quyết riêng và phụ thuộc vào hướng đi của người chủ như thế nào nữa. Vậy với những người mới bắt đầu, đang lấn sân vào thị trường này thì cần phải làm những gì?.

1. Mở quán phở có phải là mục tiêu kinh doanh khả thi?

Bạn đang định bán phở, muốn mở một nhà hàng quán ăn riêng nhưng lại băn khoăn không biết đây có phải là lựa chọn đúng đắn không? Nếu vậy để chắc chắn hơn hãy quan tâm đến 2 vấn đề cung và cầu trên thị trường nhé.

mục tiêu mở quán phở

  • Cung: Tổng số lượng quán phở lớn bé trên nước ta có khi đã lên đến con số vài nghìn. Từ các thành phố lớn, huyện, xã… ở đâu bạn cũng dễ dàng tìm được quán ăn bán mặt hàng này. Tuy nhiên, nhiều quán phở rất đông khách và không thể phục vụ kịp trong một thời điểm. 
  • Cầu: phở gần như đã là một món ăn chính được người Việt dùng trong cả ba bữa sáng, trưa tối. Trung bình, mỗi người lớn sẽ ăn 2-3 bát /tuần, con số này nghe thì ít nhưng khi tính tổng ra trên dân số hơn 98 triệu người thì đó lại là con số khổng lồ.

Dựa vào tình hình thực tế chúng ta có thể thấy rằng quán phở tuy nhiều nhưng có vẻ vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu ăn uống cho mọi người. Và đây cũng chính là lý do vì sao nhiều quán phở tên tuổi liên tục mở thêm chi nhánh, cũng có nhiều người khởi nghiệp chọn đi theo còn đường này.

2. Kinh nghiệm mở quán phở nhanh thu hồi vốn, lợi nhuận cao

Nghe thì rất có tiềm năng, tuy nhiên nếu bạn làm theo kiểu ngẫu hứng hay chỉ lên kế hoạch qua loa thì việc sập tiệm cũng rất dễ xảy ra. Để tránh mọi rủi ro cũng như nắm chắc thành công hơn hãy tham khảo các kinh nghiệm mở quán phở của các tiền bối đi trước dưới đây nhé.

kinh nghiệm mở quán phở

2.1 Khảo sát tình hình bán phở thực tế hiện nay

Việc khảo sát ở đây không nhất thiết phải làm trên cả nước hay vùng miền, bạn chỉ cần thăm nắm được tình hình bán hàng ở khu vực mình định mở quán là được. Các vấn đề cần khảo sát:

  • Có bao nhiêu quán phở, họ bán loại phở gì, thời gian mở cửa, lượng khách ra vào ít hay nhiều.
  • Quán phở đó đã hoạt động được bao lâu
  • Số quán phở đã mở lên nhưng làm ăn thất bại, nguyên nhân do đâu

Cùng với đó bạn cũng có thể tìm hiểu luôn người dân khu vực này thuộc nhóm đối tượng nào, thói quen tiêu dùng…những việc này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn lên kế hoạch quy mô và giá bán. 

2.2 Xác định mô hình kinh doanh

Có thể chia ra 3 loại quy mô chính: lớn, vừa và nhỏ. Không phải cứ quy mô lớn thì lãi nhiều mà nhỏ thì lãi ít đâu nhé, nó phải có sự tương xứng giữa đầu tư và lợi nhuận. Bạn có thể xác định điều này dựa vào:

  • Nguồn vốn
  • Nhân công 
  • Diện tích quán

Biết được quy mô là tiền đề để tính chi phí, thuê mặt bằng và chuẩn bị các công việc trước kinh doanh. 

quy mô quán phở

2.3 Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể

Một kế hoạch cụ thể nên được ghi ra giấy chứ không chỉ nói miệng, phải được bàn bạc giữa những cộng sự trong cùng 1 team. Trong bản kế hoạch là nơi bạn vạch ra sườn các công việc cần làm về thời gian, chi phí, ai làm, làm như thế nào. Và một điều quan trọng là luôn phải dự trù 2 phương án cho 1 công việc. Đề phòng trường hợp 1 không được còn có trường hợp 2 nếu không bạn sẽ rất dễ rơi vào thế bị động.

2.4 Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Một đặc thù khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh hàng ăn đó là vị trí cần: rộng rãi, dễ nhìn, sạch, gần các khu dân cư, công ty, trường học, tiện đi đến chợ. Như vậy khách hàng có thể nhìn thấy quán của bạn dễ hơn, tiện ghé vào chứ không mất thời gian đi tìm. Mặt bằng tốt cũng là một lợi thế nó mang đến nhiều thuận lợi và đặc biệt là mang về nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

mặt bằng kinh doanh

2.5 Chuẩn bị nguồn vốn ban đầu

Vốn là yếu tố không thể thiếu và nó đến từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có, vốn vay, vốn đầu tư…Và dù là nguồn nào thì bạn cũng nên chuẩn bị trước tránh để nước đến chân mới nhảy. Vốn sẽ dùng chi trả cho các việc: 

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí dụng cụ dùng cho quán
  • Chi phí nguyên vật liệu liệu
  • Chi phí nhân công

2.6 Bày trí quán phở có gu

Tính thẩm mỹ trong cách trang trí quán phở cũng là điều bạn cần chú ý kĩ. Quán phải thu hút được khách hàng, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi nhưng cũng không nên làm quá lòe loẹt gây mất điểm. Để có thêm thông tin bạn có thể tham khảo ở các quán đi trước hay các mẫu thiết kế trên mạng. 

Nhiều quán ăn còn sáng tạo thêm một góc check in có thể nằm ở bên trong hoặc ngoài quán để thu hút khách hàng và tạo điểm nhấn, bạn cũng có thể học theo mô hình này. 

bày trí quán phở

2.7 Chuẩn bị công thức nấu phở riêng

Trước tiên công thức nấu phở ở đây phải chuẩn bò ra vị bò mà gà ra vị gà. Từ công thức gốc đó bạn có thể thêm nếm các gia vị để món ăn có sự khác biệt giúp khách hàng nhớ đến bạn hơn. Nó có thể khác trong nước dùng: vị thơm, cay, ngọt…hoặc nằm ở gia vị ăn kèm bên ngoài. 

2.8 Lên menu chi tiết

Menu quán phở nên được bố trí khoa học làm sao cho khi nhìn vào đó khách hàng sẽ biết quán bạn có gì và dễ lựa chọn hơn. Nên làm menu theo cách sau:

  • Có đủ hết các đồ ăn của quán
  • Xếp theo mục phở bò, phở gà…
  • Món nào bán chạy hoặc bạn tự tin vào tay nghề nhất nên để lên đầu danh sách
  • Có thể thêm các món ăn kèm như: cơm, cháo để thực đơn phong phú thêm
  • Thêm hình ảnh minh họa cho món ăn

➤➤➤ XEM NGAY: Cách nấu phở bò nhanh, đơn giản nhất

sử dụng nồi phở điện

2.9 Sử dụng nồi phở điện 

Để kinh doanh hiệu quả bạn nên đầu tư nồi nấu phở bằng điện ngay từ ban đầu. Chi phí không hề đắt nhưng lợi ích mang lại thì rất nhiều:

  • Đun nấu nhanh, tăng năng suất, giảm thời gian 
  • Có hệ thống ngắt điện khi có sự cố xảy ra
  • Dung tích nồi đa dạng cho mọi quy mô
  • Nồi nấu nướng nhiều món rất tiện lợi

2.10 Kết hợp quảng cáo kích cầu

Quảng cáo là việc xúc tiến thương mại, để giới thiệu quảng bá và lấy lòng khách hàng. Lúc này, bạn nên cho khách hàng thấy được những lợi thế của quán để tạo sự hứng thú và muốn đến quán ăn thử. Việc quảng cáo sẽ cực kỳ có lợi nếu bạn làm thành công, tuy nhiên nó cũng sẽ gây ra phản ứng trái chiều nếu bạn sơ xuất trong cách giới thiệu. Những hoạt động quảng cáo chi phí thấp mà cực kỳ hiệu quả đó là:

  • Trang trí băng rôn, khẩu hiệu gây chú ý
  • Phát đồ ăn vặt kèm tờ rơi
  • Quảng cáo online qua mạng
  • Tặng phiếu giảm giá cho khách đến ăn lần tiếp theo

quảng cáo cho quán phở

3. Những điều cần lưu ý để mở quán phở bất bại

Phía trên là những việc bạn cần làm khi bắt đầu mở quán, song cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để đạt được thành công nhanh chóng. 

3.1 Khách hàng là thượng đế

Quả thực trong ngành thương mại dịch vụ thì khách hàng luôn luôn là thượng đế. Người kinh doanh cần nhớ điều này để có thể phục vụ khách hàng hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, thượng đế ở đây không có nghĩa là họ cần gì bạn phải làm đấy mà nên phục vụ khách theo đúng chuẩn mực, thái độ nhiệt tình, niềm nở là được. 

Thái độ sẽ quyết định đến hơn 50 % vào sự thành công của quán hàng, bởi cho dù đồ ăn có ngon nhưng phục vụ chán thì thực khách cũng chẳng bao giờ muốn quay lại. Còn ngược lại khi bạn phục vụ tốt thì chất lượng có không hoàn hảo lắm vẫn thì vẫn được yêu quý. 

3.2 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Ngày nay hầu hết mọi người đều đặt vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Vì thế, bạn nên chắc chắn về nguồn nguyên liệu mình nhập vào, đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, còn thời gian sử dụng và an toàn. So với các nguyên liệu trôi nổi thì giá bán này có phần cao hơn, nhưng nó sẽ là bước đà cực mạnh để bạn tiến xa và phát triển quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận trong tương lai.

3.3 Giá bán phù hợp và ổn định

Dù thị trường có biến động thì bạn cũng không nên thay đổi giá bán phở của mình liên tục. Không chỉ vì giá thịt tăng mà giá phở cũng sẽ tăng. Giá bán nên ổn định một mức để khách hàng dễ nhớ và có thiện cảm với quán hơn. Sau đó, bạn có thể tự cân đối điều chỉnh lấy khoản này bù vào khoản khác làm sao đảm bảo kinh doanh vẫn có lời. 

Với các chia sẻ trên đây về kinh nghiệm mở quán phở, hy vọng sẽ mang đến các thông tin có ích và giúp bạn khởi nghiệp thành công.

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin xem nhiều
Bài viết liên quan