Cấu Tạo Nồi Nấu Rượu: 10 Chi tiết quan trọng phải có
Nhiều người “tậu” thiết bị về, xài 2, 3 năm vẫn không biết rõ cấu tạo nồi nấu rượu gồm bao nhiêu linh kiện, lắp nối ra sao. Thực tế, công cụ có bề ngoài gọn nhẹ, gồm nhiều bộ phận liên kết chặt chẽ giúp nâng cấp hiệu suất tối đa. Trước khi chọn mua, bạn nên dành thời gian tìm hiểu tất tần tật về công cụ này để có biện pháp vận hành đúng cách. Phòng hờ mọi rủi ro lớn nhỏ có thể xảy ra, đảm bảo nồi dùng tốt đến 10, 15 năm.
1. Cấu tạo nồi nấu rượu bằng điện: 10+ chi tiết quan trọng
Theo khảo sát, trong 10 người mua hàng có đến 8 người không quan tâm sâu tới linh kiện. Họ chỉ tìm hiểu về công năng, giá cả của nồi. Ban đầu, điều này chưa gây hậu quả gì nhưng nồi xài lâu, đun nấu thường xuyên sẽ phát sinh nhiều hệ lụy. Các bộ phận bị hao mòn, lỏng lẻo cần thay mới không được khắc phục lập tức sẽ gây tụt giảm hiệu suất chóng mặt. Thậm chí với trục trặc nhỏ cũng phải gọi thợ tới kiểm tra, xuất ra thêm các khoản không hề nhỏ.
Được xem là “cỗ máy” chưng cất hiện đại nhất, model nấu rượu chạy bằng điện được nghiên cứu qua hàng loạt công đoạn phức tạp. Kết cấu được chuẩn hóa, nâng cấp liên tục, bao gồm các linh kiện số 1 lắp nối chặt chẽ, vận hành trơn tru. Nhờ điều này mà tốc độ chiết suất rượu cốt được đẩy nhanh chóng mặt, không cần tốn công sức ngồi canh.
1.1 Nồi chính
Nồi chính có dung tích khủng nhất, được gia công từ chất liệu hàng đầu để đẩy nhanh tiến trình sôi của cơm rượu. Trong đó, phải kể đến các bộ phận cốt lõi dưới đây, thiếu đi dù chỉ 1 linh kiện nào nồi cũng không chạy được:
Thành nồi
Là bộ phận chịu sự gia nhiệt liên tục, trực tiếp nấu bỗng tạo men nên thành phải có cấu tạo chắc chắn, giữ nhiệt ổn định. NSX chú trọng gia công thành ngoài với 3 lớp inox dày dặn, hạn chế thoát nhiệt ra ngoài, giúp bỗng sôi nhanh. Bề mặt được mài nhẵn, không có kim loại gồ ghề nên chỉ cần lau sơ 1,2 lượt là sáng bóng ngay. Đặc biệt, lớp trong cùng có tính năng chống dính hiệu quả, bỗng cơm rượu khi sôi không dính chặt vào thành nồi.
Nắp nồi
Vung đậy tuy nhỏ nhưng góp phần giúp tạo độ kín khí cho quy trình chưng cất, nhiệt được giữ nguyên không thoát ra ngoài. Nắp được gia công thành dạng hình nón, có đầu chóp nhọn, giúp hơi luân chuyển lên ống dẫn dễ dàng hơn. Khi cắm nguồn chỉ cần khóa chốt cho nắp vừa vặn với thành nồi là xong, không cần điều chỉnh gì thêm.
Chốt khóa
Như đã nhắc ở trên, chốt khóa là bộ phận liên kết vung và thành nồi, có chất liệu bằng thép chống gỉ, móc gia công chắc chắn. Tuy nhiên chốt liên tục mở ra đóng vào nên dễ lỏng lẻo, phải tra dầu liên tục để tránh bị kẹt. Khi chốt phải khóa kỹ cả 2 bên để tạo độ cân cho nồi, khi bỗng sôi vung không bị xô lệch lung tung.
Van xả bỗng
Bộ phận được gia công với hình trụ tròn, nằm ngang hướng thẳng ra ngoài, nối thông với đáy nồi. Người nấu không cần tốn công nghiêng đổ vẫn có thể xả toàn bộ bỗng ra ngoài trong tích tắc. Có thể xối trực tiếp nước vào từng ngóc ngách trong nồi giúp loại trừ toàn toàn cặn bẩn.
Ống thăm nước
Linh kiện đóng vai trò phụ trợ, giúp người nấu check liên tục mực nước trong nồi, châm thêm khi cần, không để nồi quá cạn.
Ống có cấu tạo trong suốt, vận hành dựa trên chênh lệch áp lực bên trong và bên ngoài nồi. Không cần mở ra đóng vào liên tục vẫn có thể check được lượng nước, tránh làm đáy nồi khô bị hỏng.
1.2 Nồi phụ
Nhìn trực diện bằng mắt thường, nồi phụ được lắp ghép cách nồi chính 1 đoạn từ 15 – 20cm, dung tích bằng ⅓. Tuy nhỏ nhưng đây là bộ phận giúp bạn thu được thành phẩm rượu lỏng sau quá trình bốc hơi. Không có nhiều bộ phận phức tạp, cơ chế vận hành đơn giản nên rủi ro của nồi phụ thấp hơn nhiều so với nồi chính.
Thành nồi
Kết cấu nồi ngưng tụ khá tương đồng với nồi chính, tuy nhiên thành ngoài sẽ mỏng hơn do không cần phải đun sôi liên tục. Với hình dáng đứng, đáy sâu, chất lỏng sau khi được làm lạnh được giữ sâu bên dưới, tránh tràn đổ ra ngoài. Bề mặt thân sáng bóng, đồng bộ với các linh kiện khác giúp giao diện công cụ sáng hơn nhiều.
Ruột gà
Được làm với dạng hình xoắn ốc, lắp ngay chính giữa nồi ngưng, bộ phận có tác dụng lọc bớt cặn đen, hạ nhiệt nhanh. Với chất liệu đồng chống ăn mòn, rượu đi qua ruột gà không bị dính gỉ kim loại, độ tinh khiết tối đa từ 90 – 99%. Linh kiện này được lắp rời nên khá dễ lau chùi, sau mỗi mẻ chỉ cần ngâm nước cho sạch và để ráo là được.
Van xả đáy
Van nằm ở đáy nồi ngưng giúp lấy thành phẩm ra ngoài khi hóa lỏng xong, thiết kế trụ tròn hướng xuống rất linh hoạt. Tia nước được điều hướng chuẩn, không bị rơi vãi lung tung, hao hụt rượu. Đồng thời, linh kiện giúp việc chùi rửa nồi phụ nhanh gọn hơn, không cần phải tháo lắp ống, nghiêng đổ tốn công.
1.3 Ống dẫn
Bộ phận này đóng vai trò là “cầu nối giúp liên kết nồi nấu với nồi ngưng tụ, có dạng trụ tròn rỗng, đường kính tầm 15mm. Đa số các ống có dạng hình U với các góc cạnh vuông vức giúp hơi chuyển trong đường ống đi nhanh hơn. Chất liệu đúc là inox được mài nhẵn nhụi, không bị nóng chảy khi tiếp xúc nhiệt quá nhiều, rượu đảm bảo vệ sinh.
Đồng thời, để người đứng máy kiểm soát được đường truyền, đầu 2 ống có lắp các van xoay siêu linh hoạt. Khi mới nấu, nước chưa sôi thì phải siết chặt van, không để hơi thoát ra ngoài kéo dài tốc độ chưng cất. Ngược lại, khi thời cơ chín mùi, hơi ngưng tụ đủ phải nhanh chóng mở van để thu được trọn vẹn thành phẩm, hạn chế hao hụt.
1.4 Tủ điện
Bộ phận cuối cùng chính là điểm khác biệt to lớn của nồi điện nấu rượu so với các loại nồi than củi lỗi thời. Bên trên từng linh kiện đều có thông số rõ ràng, ngay cả tay mơ cũng chỉ cần 1, 2 lượt là thao tác mượt mà. Khi cắm nguồn, bạn phải check kỹ các thông số của tủ điện, vặn chỉnh nhẹ nhàng vì đồ điện tử rất dễ hỏng.
Điều chỉnh nhiệt độ
Được thiết kế với mức nhiệt dao động từ 0 – 150, người nấu có thể gia giảm linh hoạt tùy theo nhu cầu, đảm bảo thành phẩm như ý. Khoảng 15′ đầu khi nấu bỗng nên để mức nhiệt cao để sôi nhanh hơn, sau khi ngưng tụ thì hạ dần, không để nhiên liệu bị lãng phí.
Điều chỉnh thời gian
Đồng hồ chỉnh thời gian có thông số rõ ràng bên trên. Người nấu tùy theo dung tích bỗng cần đun mà chỉnh cho phù hợp. Nồi nhỏ thì chỉnh tầm 20 – 30p, nồi lớn hơn từ 40p – 1h. Không được chỉnh quá lâu rất dễ làm cháy khét thành phẩm. Nồi hoàn toàn tự động nên khi đến thời gian giới hạn sẽ ngắt nguồn.
Đèn báo
Bộ phận giúp người nấu check xem công cụ có thực sự vận hành chưa, khi cắm nguồn thấy chuyển sang màu xanh là được. Nếu đèn không sáng hoặc lúc sáng lúc tắt chứng tỏ nguồn quá yếu, phải đổi cái khác mạnh hơn.
Aptomat
Cuối cùng là aptomat giúp cân bằng điện trở của nồi. Ngay khi có sự cố, bộ phận này sẽ dập nguồn lập tức để giúp bảo toàn công cụ. Điều này còn giúp các thiết bị khác trong nhà hoạt động tốt, không bị “chiếm” điện do nồi rượu có công suất khá lớn.
➤ ➤ ➤ ĐỌC THÊM: Nồi nấu rượu bằng điện 10kg
2. Tìm hiểu nguyên lý vận hành của nồi điện nấu rượu
Điểm đặc trưng khiến nồi nấu bằng điện nhanh chóng “chiếm đóng” thị phần không nằm ở cấu tạo mà còn ở cách vận hành. So với nồi nhôm đời cũ, nồi điện chạy tự động 100%, kết cấu khép kín. Rượu không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn bên ngoài nên độ tinh khiết cao.
Người vận hành cho cơm đã ủ kỹ, đổ thêm 1 lượng nước gấp 1,5 lần vào trung tâm nồi chính. Tiếp theo đậy vung, khóa chốt hơi, chốt xả bỗng chặt chẽ mới tiến hành cắm chuôi nguồn. Thanh nhiệt nằm ở sâu phía dưới đáy nồi sẽ gia nhiệt liên tục để làm sôi bỗng, lưu ý nước lúc nào cũng phải ngập bộ phận này.
Chờ thêm từ 15 – 20p đến khi bỗng sôi đều, hơi sẽ bay lên phần chóp và dẫn truyền tới ống ngưng tụ được hàn ở cuối nắp. Hơi sẽ đi theo ống tới nồi phụ, truyền sâu xuống ruột xoắn ốc, ngưng tụ thành chất lỏng thành phẩm. Tại đây, rượu sẽ được làm lạnh còn khoảng 30 độ trước khi được lấy ra. Toàn bộ không tốn chút sức nào, người vận hành dựa vào thông số trên tủ ĐK để kiểm soát quy trình.
➥➥➥ CÓ NÊN CHỌN MUA: Thanh lý nồi điện nấu rượu cũ
3. Cách sử dụng nồi rượu điện hiệu quả, bền bỉ, tiết kiệm
Kết cấu tối ưu, năng suất vượt trội nhưng vận hành như thế nào để không lãng phí luôn là câu hỏi khiến người mua trăn trở. Không ít trường hợp máy xài chưa được bao lâu nhưng vận hành, chùi rửa sai cách dẫn tới hỏng hóc. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn hẳn nếu có cách sử dụng, lau chùi đúng sau mỗi mẻ.
3.1 Hướng dẫn sử dụng
- B1: Check kỹ các linh kiện của nồi, đặc biệt là ổ cắm, van xả, các ống tiếp nối. Cam kết các khớp chặt chẽ, không có nứt gãy để tránh xảy ra sự cố rò rỉ.
- B2: Đổ dung môi vào khoang nhiệt, cho bỗng vào nồi chính rồi đậy nắp vung, khóa chốt 2 bên cho kín
- B3: Cắm chuôi, vặn các núm chỉnh nhiệt, tốc độ đun cho phù hợp tùy thuộc vào lượng bỗng bên trong.
- B4: Khi nồi phụ thu được tầm 80 – 90% dung tích nồi, bỗng đã sôi bốc hơi toàn bộ thì ngắt điện.
- B5: Đợi chất lỏng được làm lạnh hoàn toàn thì thu thành phẩm, chờ thêm 15′ cho nguội mới mang đi vệ sinh.
3.2 Hướng dẫn vệ sinh
- Xả hết nước và bỗng còn thừa lại qua van nằm ở đáy nồi, xả nước sạch trực tiếp vào trong.
- Xài dung dịch rửa chén, giẻ mềm để chùi rửa kỹ các vết bụi bẩn ở mặt trong và ngoài, xối bằng nước sạch nhiều lần.
- Để bên ngoài khoảng 15′ cho nồi ráo hẳn, lấy khăn khô lau sạch thân nhiệt để không bị ẩm mốc.
- Nếu không nấu ngay phải bảo quản nồi ở nơi khô ráo, bọc kỹ bằng túi nilon để tránh phủ bụi, rỉ sét.
3.3 Lưu ý khác
Ngoài các điều trên thì việc lắp đặt nồi khi mới mang rất quan trọng, nhiều người không xem hướng dẫn, nối tùy ý làm hỏng hóc. Tốt nhất bạn nên chọn mua ở NSX chính hãng, có KTV tới tận nơi để lắp và chỉ dẫn vận hành cho thành thạo.
Với thông tin trên đây thì bạn đã hiểu cấu tạo nồi nấu rượu, quy trình vận hành ra sao. Sau này khi có sự cố phát sinh, linh kiện hỏng hóc cũng bình tĩnh giải quyết, chọn cách khắc phục tốt nhất, tiết kiệm nhất. Đồng thời, điều này giúp nồi chạy ổn định hơn, tránh tụt giảm hiệu suất, lúc nào cũng bền đẹp y như lúc mới.